Góc nhìn – coinlist68 https://coinlist68.com coinlist68 Wed, 02 Aug 2023 08:47:28 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.2.2 https://coinlist68.com/wp-content/uploads/2023/05/cropped-download-32x32.png Góc nhìn – coinlist68 https://coinlist68.com 32 32 Ngoài ra, một mối lo ngại trực tiếp hơn nữa là 200 triệu USD BNB vẫn đang trong vòng rủi ro thanh lý nếu giá BNB dump về dưới 220 USD. Lệnh vay này đã áp sát mốc thanh lý vào ngày 12/06 nhưng đã nhanh chóng bật trở lên lại. https://coinlist68.com/ngoai-ra-mot-moi-lo-ngai-truc-tiep-hon-nua-la-200-trieu-usd-bnb-van-dang-trong-vong-rui-ro-thanh-ly-neu-gia-bnb-dump-ve-duoi-220-usd-lenh-vay-nay-da-ap-sat-moc-thanh-ly-vao-ngay-12-06-nhung-da-nhanh/ Wed, 02 Aug 2023 08:47:28 +0000 https://coinlist68.com/?p=4426 Trung Quốc, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam là các quốc gia có khối lượng giao dịch hàng tháng hàng đầu trên Binance.

Việt Nam lọt top 5 quốc gia có khối lượng giao dịch cao nhất trên Binance. Ảnh: Financial Times

Việt Nam lọt top volume giao dịch trên Binance

Theo một bài báo mới được Wall Street Journal đăng tải vào sáng ngày 02/08, Việt Nam đang nằm trong top 5 quốc gia có khối lượng giao dịch hàng tháng cao nhất trên Binance – sàn giao dịch tiền mã hóa số 1 thế giới ở thời điểm hiện tại.

Cụ thể, theo nguồn tin nội bộ được Wall Street Journal thu thập, trong tháng 05/2023, nhà đầu tư Việt Nam đã giao dịch đến khoảng 20 tỷ USD trên Binance, trong đó hình thức giao dịch futures chiếm đến 90%.

Top 5 quốc gia có khối lượng giao dịch spot và futures cao nhất trên Binance trong tháng 05/2023.

Điều này một lần nữa khẳng định sự phổ biến của hoạt động đầu tư tiền mã hóa tại dải đất hình chữ S. Trước đó, Việt Nam cũng nhiều lần đạt thứ hạng cao trong các báo cáo về mức độ sử dụng và tiếp nhận crypto của nhiều đơn vị thống kê quốc tế khác, có thể kể đến như:

  • Top 1 về chỉ số tiếp nhận tiền mã hóa (Chainalysis) trong hai năm 2021 và 2022 liên tiếp;
  • Top 1 về chỉ số sở hữu tiền mã hóa với 41% người dân sở hữu (Finder, 2021);
  • Top 2 về chỉ số tiếp nhận DeFi (Chainalysis, 2022);
  • Top 3 về số lượng người dùng ví MetaMask hàng tháng (ConsenSys, 2021);
  • Top 5 về số lượng người sử dụng tiền mã hóa (Triple-A, 2023).

Dấu hỏi lớn mang tên “Trung Quốc”

Các quốc gia khác có volume giao dịch crypto lớn trên Binance còn có Quần đảo Virgin thuộc Anh (~18 tỷ USD), Thổ Nhĩ Kỳ (~45 tỷ USD), Hàn Quốc (~60 tỷ USD) và cao nhất là Trung Quốc (~90 tỷ USD). Trong khi đó, khối lượng giao dịch cả spot và futures của Binance trong tháng 5 là 450 tỷ USD.

Điều đáng nói ở đây là việc Trung Quốc đã cấm tất cả hoạt động đầu tư và giao dịch tiền mã hóa từ năm 2021, đồng thời Binance cũng tuyên bố rời bỏ thị trường tỷ dân sau đó, vì thế không thể nào lại có chuyện Trung Quốc là quốc gia có volume giao dịch Binance lớn nhất thế giới.

Wall Street Journal tuyên bố thông tin của họ được thu thập từ tài liệu nội bộ của Binance vào tháng 05/2023, có tên “Mission Control”.

Tờ báo còn phỏng vấn các nhân viên đã và đang làm việc cho Binance. Theo những người này, tầm quan trọng của Trung Quốc đối với sàn là vấn đề chỉ được đề cập trong nội bộ. Ước tính số lượng nhà đầu tư Trung Quốc đang giao dịch trên sàn là lên đến 900.000 trader, còn tổng số người dùng đến từ đất nước tỷ dân là 5,6 triệu. Trong đó, có đến 100.000 nhà đầu tư được dán nhãn là “người có mối quan hệ chính trị.”

Ngoài ra, Binance vẫn duy trì một đội ngũ điều tra các hoạt động tội phạm để giúp đỡ chính quyền Trung Quốc ngăn chặn hành vi sai trái.

Cũng theo tài liệu nội bộ được Wall Street Journal thu thập, để lách luật cấm crypto của Trung Quốc, Binance đã điều hướng người dùng nước này đến những website mang tên miền Trung Quốc, rồi mới chuyển đến sàn giao dịch toàn cầu là Binance.com. Phương thức lách kiểm duyệt bằng VPN cũng được nhiều người dùng Trung Quốc sử dụng.

Trong tuyên bố đưa ra tại thời điểm Trung Quốc cấm crypto, sàn lại khẳng định sẽ chuyển tài khoản người dùng Trung Quốc về chế độ “chỉ cho phép rút tiền”, tức không hỗ trợ giao dịch nữa.

Mặc dù vậy, lệnh cấm có vẻ chỉ được áp dụng trên hình thức. Trả lời phỏng vấn Wall Street Journal, Giám đốc Nghiên cứu Kim Grauer của Chainalysis bình luận:

“Thị trường tiền mã hóa Trung Quốc vẫn đang hoạt động sôi nổi, với khối lượng giao dịch ổn định cả trên sàn CEX lẫn DEX”.

Theo ước tính của riêng Chainalysis, Trung Quốc vẫn là thị trường crypto lớn thứ 4 thế giới.

Trang tin tức CoinDesk còn chỉ ra rằng Binance vẫn duy trì thị trường giao dịch P2P cho đồng nhân dân tệ, cho phép người dùng nạp tiền fiat thông qua các cổng thanh toán điện tử như WeChat hay Alipay.

Cuộc chiến pháp lý của Binance trên toàn cầu

Như đã được Coinlist68 đưa tin trong thời gian qua, Binance đang là tâm điểm chú ý về pháp lý trên toàn cầu. Sàn kể từ sau đơn kiện của CFTC Mỹ thì đã đối mặt với một làn sóng trấn áp pháp lý trên quy mô toàn cầu từ các quốc gia gồm Anh Quốc, Hà Lan, Bỉ, Síp, Brazil, Áo, Pháp, Đức, Úc và Nigeria, với đỉnh điểm là đơn kiện của Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) cũng nhắm vào sàn và CEO Changpeng Zhao.

Chưa dừng lại ở đó, sàn còn dính tin đồn sa thải nhân sự quy mô lớn, với con số được nhiều hãng truyền thông đưa tin là đến 1.000 vị trí, đồng thời cắt giảm nhiều phúc lợi nhân viên với lý do lợi nhuận suy giảm. Một số quản lý cấp cao của Binance cũng chọn từ chức trước áp lực pháp lý.

Theo thống kê của TheBlock, khối lượng giao dịch spot trên các sàn CEX trong tháng 7 đã giảm xuống còn 269,1 tỷ USD, mức thấp nhất kể từ tháng 10/2020. Tuy vậy, Binance vẫn là sàn giao dịch crypto thống trị với thị phần spot lên đến 70,1%, bỏ xa cái tên đứng sau là Coinbase với chỉ 10,8%.

]]>
Có phải Binance muốn “trợ giá” BNB khi liên tục ra mắt launchpool, launchpad? Jane – https://coinlist68.com/co-phai-binance-muon-tro-gia-bnb-khi-lien-tuc-ra-mat-launchpool-launchpad-jane/ Wed, 02 Aug 2023 08:37:42 +0000 https://coinlist68.com/?p=4420 Động thái liên tục cho ra mắt các dự án launchpool, launchpad của Binance làm cộng đồng đặt nghi vấn về mục đích đằng sau đó là gì?

Có phải Binance muốn “trợ giá” BNB khi liên tục ra mắt launchpool, launchpad?

Binance ồ ạt ra mắt các dự án Launchpad và Launchpool

Đầu giờ chiều ngày 01/08/2023 theo giờ Việt Nam, khi thị trường còn đang chao đảo trước loạt tin tức liên quan đến Curve Finance (CRV), thì Binance bất ngờ có động thái ra mắt một lượt hai dự án mới Binance Launchpool là Sei Network (SEI) và CyberConnect (CYBER).

Việc ra mắt cùng lúc 2 launchpool như thế này là chưa từng có tiền lệ nên không khỏi làm cộng đồng thắc mắc lý do đằng sau đó là gì. Hơn nữa, chỉ gần 1 tháng trước đây sàn cũng vừa ra mắt dự án launchpool thứ 35 là Pendle (PENDLE).

Không những thế, trong năm 2023 sàn đã ra mắt tổng cộng 6 launchpool3 launchpadnhư hình dưới đây:

Lịch trình ra mắt và niêm yết các dự án trên Binance năm 2023

“Tần suất” đều đặn như vậy không phải là “tác phong” thường thấy của Binance trong những năm trước – khi sàn vốn được xem là có tiêu chí đánh giá chất lượng dự án gắt gao và khắt khe.

Trên thực tế, launchpool và launchpad là nhằm mục đích tạo thêm động lực nắm giữ cho token sàn BNB và đồng stablecoin được sàn “ưu ái” tại thời điểm đó.

Sở dĩ có thể kết luận như vậy là vì pool staking hầu hết các dự án đều yêu cầu khóa đồng BNB và 1,2 đồng stablecoin khác.

Lấy ví dụ từ Binance Launchpool thứ 33 hồi đầu tháng 5 là Sui, người dùng farm SUI bằng cách khóa token BNB hoặc TUSD. Một luôn là đồng coin sàn và đồng còn lại là stablecoin được “ưu ái” khi đó – TUSD.

Trường hợp tương tự là với launchpool thứ 34 là Maverick Protocol (MAV).

Đến hiện tại với “song launchpool” SEI và CYBER ngoài BNB và TUSD thì còn có thêm FDUSD – đồng stablecoin như Coin68 đã đưa tin là đang trở thành “đứa con cưng” mới của sàn.

Như vậy có thể kết luận việc ra mắt liên tục các launchpool là để “giữ giá” cho BNB và tạo thêm động lực cho người dùng sử dụng đồng stablecoin TUSD, FDUSD.

Phỏng đoán lý do

Thế thì tại sao cần giữ giá BNB? Hay BNB đang có “nguy cơ” giảm mạnh đến nỗi Binance phải tung ra các “phao cứu trợ” như vậy?

Binance quả thật đang trong tình thế khó khăn khi vướng phải rắc rối pháp lý trên toàn cầu. Không chỉ bị đàn áp gắt gao ở Mỹ, sàn còn gặp thế khó ở Anh, Hà Lan, Bỉ, Síp, Brazil, Áo, Pháp, Đức và Úc.

Chưa dừng lại ở đó, sàn còn dính tin đồn sa thải nhân sự quy mô lớn, với con số được nhiều hãng truyền thông đưa tin là đến 1.000 vị trí, đồng thời cắt giảm nhiều phúc lợi nhân viên với lý do lợi nhuận suy giảm. Một số quản lý cấp cao của Binance cũng chọn từ chức trước áp lực pháp lý.

Hàng loạt FUD như vậy phản ánh trực tiếp vào giá BNB, làm chững lại đà tăng trưởng của token. BNB hiện giao động quanh 245 USD, không có nhiều biến động so với 24 giờ trước dù đã có tin ra mắt “song launchpool”.

Đồ thị 1h của cặp BNB/USDT trên sàn Binance vào lúc 04:25 PM ngày 01/08/2023

Ngoài ra, một mối lo ngại trực tiếp hơn nữa là 200 triệu USD BNB vẫn đang trong vòng rủi ro thanh lý nếu giá BNB dump về dưới 220 USD. Lệnh vay này đã áp sát mốc thanh lý vào ngày 12/06 nhưng đã nhanh chóng bật trở lên lại.

 

]]>
Vitalik Buterin “tiết lộ” chỉ stake một lượng nhỏ ETH vì lo ngại bảo mật https://coinlist68.com/vitalik-buterin-tiet-lo-chi-stake-mot-luong-nho-eth-vi-lo-ngai-bao-mat/ Mon, 03 Jul 2023 16:00:24 +0000 https://coinlist68.com/?p=4318 Nguyên nhân được nhà sáng lập Ethereum đưa ra là vì staking phải thực hiện trên hệ thống ví multisig “khá phức tạp”.

Vitalik Buterin “tiết lộ” chỉ stake một lượng nhỏ ETH vì lo ngại bảo mật.

Trong một podcast của Bankless được phát sóng ngày 29/06/2023, Buterin tiết lộ “lý do lớn nhất” tại sao anh chỉ staking một phần nhỏ ETH mà không phải toàn bộ.

Vitalik giải thích:

“Nếu bạn stake ETH của mình, các khóa truy cập phải được công khai trên một hệ thống có kết nối Internet. Vì lý do an toàn, đó phải là một ví Multisig.

Nhưng việc thiết lập ví Multisig cho việc stake vẫn khá khó khăn và phức tạp trên nhiều phương diện.”

Charles Hoskinson, đồng sáng lập Ethereum và nhà sáng lập Cardano, chia sẻ trên Twitter rằng mình “cạn lời” sau khi nghe tin Buterin chỉ stake một phần nhỏ ETH mà thôi. Đồng thời tuyên bố bản thân đã stake toàn bộ lượng Cardano (ADA) mà mình nắm giữ.

Trong podcast, Buterin cũng thảo luận về EigenLayer, giao thức tạo điều kiện cho validator và những người đã staking ETH có thể tiếp tục kiếm lợi nhuận thông qua việc restaking tài sản của họ vào các mạng mới nổi khác, bao gồm:

  • Lido stETH (stETH);

  • Rocket Pool ETH (rETH);

  • Coinbase Wrapped Staked ETH (cbETH).

Hiện tại, EigenLayer đang trong giai đoạn mainnet giới hạn, chỉ cho người dùng thử nghiệm với lượng tài sản nhất định, nhưng Buterin cho biết thách thức chính của “restaking” là có khả năng tạo ra “rủi ro tập trung”, gây ảnh hưởng xấu đến tính bảo mật của mainnet.

Vitalik nhận xét:

“Những người tham gia staking đáng tin cậy sẽ được đánh giá cao hơn bởi hệ thống so với những staker không đáng tin cậy. Những staker đáng tin cậy ít có khả năng bị Slashing.”

“Slashing” là quá trình mạng lưới Proof-of-Stake trừng phạt, tịch thu tài sản từ validator có hành vi xấu, phá vỡ nguyên tắc xác thực hoặc gây nguy hiểm đến hệ thống. Thông thường sẽ bị trừ thẳng vào số coin họ stake trên mạng lưới, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sự việc.

Sreeram Kaanan, đồng sáng lập EigenLabs cũng đồng ý với quan điểm trên, song ông vẫn nghĩ rằng restaking sẽ hữu ích trong các trường hợp rủi ro thấp.

“Tiết lộ” này đến sau khi Buterin đã có chia sẻ trên blog vào ngày 09/06 về lộ trình cũng như 3 sự dịch chuyển cần thiết để mạng lưới Ethereum có thể thành công trong tương lai.

Theo nhà sáng lập Ethereum, 3 thay đổi quan trọng bao gồm:

  1. Mở rộng quy mô Layer-2;

  2. Cải thiện an toàn ví crypto;

  3. Đảm bảo tính riêng tư.

Vitalik cho rằng, nếu bất cứ 1 trong 3 cải tiến trên không được thực hiện, người dùng sẽ không thể sử dụng một mạng lưới hoàn toàn phi tập trung và an toàn, cũng như mạng lưới Ethereum có thể sẽ thất bại. Trước đó, Buterin cũng từng đề xuất giải pháp Stealth Address nhằm mang lại sự riêng tư cho dữ liệu giao dịch của người dùng.

Anh cũng nhấn mạnh một điểm thất bại khác liên quan đến ví hợp đồng thông minh. Theo đó, Vitalik giải thích rằng việc chuyển đổi sang ví hợp đồng thông minh tạo ra thêm nhiều sự phức tạp liên quan đến trải nghiệm người dùng khi họ phải kiểm soát nhiều địa chỉ ví cùng một lúc.

]]>
MicroStrategy chi 347 triệu USD để mua thêm 12.333 Bitcoin https://coinlist68.com/microstrategy-chi-347-trieu-usd-de-mua-them-12-333-bitcoin/ Mon, 03 Jul 2023 15:53:21 +0000 https://coinlist68.com/?p=4313 Với sự tăng trưởng mạnh mẽ của giá Bitcoin trong nửa sau tháng 06/2023, công ty đang nắm giữ nhiều BTC nhất là MicroStrategy cũng trở lại thị trường.

MicroStrategy chi 347 triệu USD để mua thêm 12.333 Bitcoin.

Theo thông báo tối ngày 28/06, CEO của MicroStrategy là ông Michael Saylor cho biết công ty của mình đã bỏ ra thêm 347 triệu USD để bổ sung 12.333 BTC vào ngân quỹ, với chi phí 28.136 USD/BTC.

Công ty tiết lộ đã bán 337 triệu USD cổ phiếu MSTR cho nhà đầu tư để có tiền phục vụ giao dịch trên.

MicroStrategy hiện đang nắm giữ 152.333 Bitcoin với giá trị là 4,52 tỷ USD. Giá mua trung bình của công ty là 29.668 USD.

Với giá thị trường của Bitcoin ở thời điểm viết bài là 30.317 USD, MicroStrategy đang ghi nhận lợi nhuận từ khoản đầu tư tiền mã hóa của mình, song không lớn.

Đây là giao dịch mua Bitcoin lần thứ ba của MicroStrategy trong năm 2023 này, sau các lần vào tháng 3 và tháng 4.

Lịch sử mua Bitcoin của MicrosStrategy. Nguồn: Saylor Tracker

Sự trở lại của MicroStrategy diễn ra sau khi đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới đã phục hồi mạnh mẽ trong nửa sau tháng 6, thậm chí lập đỉnh mới của năm 2023 ở 31.400 USD.

Lý do cho động lực tăng trưởng ấy đến từ việc nhiều ông lớn tài chính của Mỹ công bố đề xuất ETF Bitcoin spot, bao gồm BlackRock, WisdomTree, Invesco và Valkyrie., trong khi Fidelity thì được đồn đoán sắp làm điều tương tự.

Giá BTC không có nhiều biến động sau tin tức về giao dịch mua Bitcoin mới nhất từ MicroStrategy.

Đồ thị 1h của cặp BTC/USDT trên sàn Binance vào lúc 07:30 PM ngày 28/06/2023

 

]]>