Jane – coinlist68 https://coinlist68.com coinlist68 Mon, 29 May 2023 12:22:50 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.2.2 https://coinlist68.com/wp-content/uploads/2023/05/cropped-download-32x32.png Jane – coinlist68 https://coinlist68.com 32 32 Bitcoin NFT và tranh cãi về vai trò sử dụng của mạng lưới Bitcoin https://coinlist68.com/bitcoin-nft-va-tranh-cai-ve-vai-tro-su-dung-cua-mang-luoi-bitcoin/ Mon, 29 May 2023 12:19:49 +0000 https://coinlist68.com/?p=4201 Dẫu là blockchain ra đời đầu tiên trên thế giới, mang đến những phát kiến đột phá, Bitcoin ngày nay đã “chậm chân” hơn trong mảng DeFi và NFT khi so với những blockchain ra đời sau này như Ethereum, Solana, Near, Avalanche,…

Cộng đồng đang xem Bitcoin là vàng kỹ thuật số, là tài sản tích lũy và đầu tư nhiều hơn là một blockchain nền tảng được dùng cho các giao dịch vi mô. Nhưng có khi nào bạn tự hỏi:

Tại sao Bitcoin không có một “hệ sinh thái” như các mạng lưới khác? Không ai có ý định xây dựng dự án DeFi hay GameFi hay ra mắt bộ sưu tập NFT trên blockchain Bitcoin à?

NFT trên blockchain Bitcoin

Với ý tưởng này, một dự án NFT trên Bitcoin là Ordinals đã ra đời vào tháng 1/2023.

Giao diện của website dự án Ordinals

Giao thức Ordinals sử dụng các “inscription” – chữ khắc dưới dạng văn bản hoặc hình ảnh để thêm vào satoshi (sats), đơn vị nhỏ nhất của Bitcoin. Như vậy, các “inscription” này trở thành “tạo phẩm kỹ thuật số” duy nhất, hay cũng có thể gọi là NFT. Và vì tồn tại ở trong sats, nên NFT có thể được hold hoặc giao dịch trên mạng lưới y như các satoshi.

 

Cần nhấn mạnh công nghệ đã tạo điều kiện cho dự án như Ordinals xuất hiện là nâng cấp SegWit 2017 và nâng cấp Taproot 2021.

SegWit giúp mở rộng quy mô Bitcoin khi phát triển thêm một trường dữ liệu mới trong từng block để chứa “dữ liệu chứng nhận” – gồm chữ ký và public key cho các giao dịch Bitcoin. Tuy nhiên, những rủi ro tiềm ẩn trong kỹ thuật này đã làm giới hạn kích thước block của Bitcoin khi đó.

Taproot ra đời giải quyết những lỗ hổng của SegWit, xóa bỏ giới hạn kích thước block và mở đường cho các block dữ liệu NFT lớn có thể lưu trữ on-chain.

Chính nhờ những nâng cấp kỹ thuật này mà blockchain Bitcoin có thể dùng để xây dựng các Dapp hay NFT tương tự như những blockchain khác. Hơn nữa, giao dịch NFT trên Bitcoin có chi phí thấp hơn đến 10 lần so với trên Ethererum.

 

Ordinals đã nhanh chóng bùng nổ trong cộng đồng tiền mã hóa khi nhiều người tham gia sử dụng thử và đưa NFT lên mạng Bitcoin, khiến block space của BTC đang bị chèn rất nhiều giao dịch mã hóa NFT.

 

Tuy vậy, vấn đề không nằm ở mặt kỹ thuật mà là ở mục đích sử dụng thật sự của Bitcoin.

Tranh cãi về vai trò của mạng lưới Bitcoin

Phe bảo thủ

Những Bitcoiner đời đầu, những nhà phát triển Bitcoin kỳ cựu luôn đi theo tầm nhìn và sứ mệnh mà Satoshi Nakamoto đã lập ra. Chịu ảnh hưởng từ tư tưởng của Satoshi, họ tin rằng blockchain Bitcoin không nên được dùng cho những mục đích phi-tài chính. Và NFT là một trong số đó.

Bản thân Satoshi cũng có phản ứng tương tự.

Hồi năm 2010 khi BTC mới vừa ra đời, một số người có ý tưởng kết hợp hệ thống tên miền (DNS) vào Bitcoin – cả một thập kỷ trước khi Ethereum Name Service (ENS) “làm mưa làm gió”. Nhưng dự án có tên là BitDNS đã nhanh chóng bị Satoshi đánh sập. BitDNS sau đó trở thành dự án hard fork đầu tiên từ Bitcoin và đổi tên thành Namecoin.

Satoshi viết:

“Việc xếp chồng tất cả hệ thống Proof-of-Work vào cùng một bộ dữ liệu sẽ không thể mở rộng được.”

Do đó, những nhà phát triển Bitcoin hiện tại đang xem các giao dịch của Ordinals là “spam”, là đang “tấn công” mạng lưới Bitcoin. Thậm chí một số còn kêu gọi giới thợ đào “censor” những giao dịch này – nghĩa là không xác thực cho giao dịch.

 

 

 

“Các bác Bitcoin maxis hồi trước chỉ trích Ethereum validator kiểm duyệt giao dịch dính líu đến Tornado Cash theo lệnh của OFAC. Xong đến giờ lại đang kêu gọi kiểm duyệt NFT Bitcoin.”

Quả thật, cuộc tranh luận gợi nhắc đến một tình huống khá tương tự của giới lập trình viên Ethereum năm ngoái. Như Coin68 đưa tin, Văn phòng Kiểm soát Tài sản Ngoại quốc (OFAC) của Mỹ đã ra lệnh đưa Tornado Cash và các địa chỉ smart contract vào danh sách trừng phạt. Hàng loạt các dự án lớn như Uniswap, Aave, Balancer, USDC,… đều tuân theo, đã kiểm duyệt và chặn rất nhiều địa chỉ ví liên quan.

Phe cấp tiến

Về phía ngược lại, nhiều người trong cộng đồng ủng hộ các dự án NFT như Ordinals xuất hiện trên mạng lưới Bitcoin. Với họ, NFT sẽ giúp thúc đẩy nhiều giao dịch hơn, mang lại lượng người dùng mới cho BTC và làm Bitcoin được sử dụng rộng rãi hơn.

 

Ngoài ra còn mang đến lợi ích cho thợ đào. Như chúng ta đã biết, Bitcoin Halving mỗi 4 năm 1 lần làm giảm một nửa phần thưởng block, tương đương giảm một nửa phần thưởng đào coin mà thợ đào nhận được. Theo thời gian qua nhiều lần Bitcoin Halving, thu nhập của thợ đào phần lớn sẽ dựa vào doanh thu từ phí giao dịch hơn là từ phần thưởng block.

Và vì vậy, NFT mang lại nhiều giao dịch on-chain hơn, giúp thợ đào có nhiều thu nhập từ phí giao dịch hơn.

Nhà sáng lập dự án Ordinals là Casey Rodarmor phản bác các Bitcoin maxis rằng:

“Chúng ta trả phí giao dịch BTC dựa trên giá trị của giao dịch đó. Chuyển nhiều BTC thì trả phí cao. Cơ chế này áp dụng cho cả giao dịch tài chính lẫn giao dịch NFT.

Do đó, các giao dịch chuyển NFT cũng đâu khác gì giao dịch tài chính. Thợ đào chọn ra giao dịch trả phí cao nhất để ưu tiên xác thực trước thôi. Vì vậy, Ordinals vẫn tuân thủ tính bảo mật và cơ chế trả thưởng của mạng lưới, chứ đâu phải “tấn công” mạng lưới đâu.”

Cuối cùng, Rodarmor nhấn mạnh rằng:

“Bitcoin đã phát triển vượt ra ngoài ý định của người sáng tạo ra nó.”

Vì vậy, dẫu tầm nhìn của Satoshi là đưa BTC trở thành một đồng tiền điện tử ngang hàng (peer-to-peer), Bitcoin ngày nay có nhiều vai trò hơn thế. Theo dòng đổi mới công nghệ, việc phát triển DApp, DeFi hay GameFi, NFT trên mạng Bitcoin cũng không có gì là sai.

]]>
Checks NFT và “ma thuật” của dấu tick xanh https://coinlist68.com/checks-nft-va-ma-thuat-cua-dau-tick-xanh/ Mon, 29 May 2023 12:17:55 +0000 https://coinlist68.com/?p=4199 Checks, Checks VV, Checks Pepe,… Dấu tick/dấu check xác minh bỗng chốc xuất hiện khắp Twitter. Hàng loạt meme, gif, video hài hước liên quan đến dấu tick này lại dậy sóng trên mạng xã hội. Chuyện gì đang xảy ra vậy?

Open Edition là gì?

Đầu tiên cần giải thích về khái niệm “Open Edition”, một dạng mint NFT sẽ ngày càng phổ biến trong năm 2023.

Nếu là người quan tâm đến NFT, chắc hẳn các bạn đều hiểu rõ NFT được định giá một phần dựa vào độ hiếm – độ hiếm của các thuộc tính trong NFT đó và số lượng của bộ sưu tập NFT.

Nói dễ hiểu thì món đồ nào đó càng độc, lạ, hiếm thì dĩ nhiên giá trị của nó càng cao.

Tiếp đến, để giữ giá trị thì bộ sưu tập chỉ có một số lượng NFT nhất định. Những năm trước, một bộ sưu tập ra đời thường có khoảng 10.000 mảnh NFT, đơn cử như CryptoPunks hay Bored Ape Yacht Club (BAYC). Sau đó, các dự án dần dần giảm xuống chỉ còn 7.000, 5.000, 2.000 hay 1.000 NFT. Thậm chí có một số phiên bản “Limited Edition” chỉ có vài trăm hoặc thậm chí vài chục NFT.

Trên đây là những kiến thức cơ bản được cộng đồng công nhận. Nhưng “Open Edition” ra đời đã lật ngược hoàn toàn “thường thức” này: Cộng đồng có thể mint Open Edition NFT bao nhiêu lần cũng được.

Hiện nay có 2 dạng Open Edition NFT:

– Có thời hạn mint: Cộng đồng có thể mint bao nhiêu NFT cũng được, trong một giới hạn thời gian do người sáng tạo đề ra. Đây là hình thức thường thấy hơn cả vì như thế bộ sưu tập sẽ có cung hữu hạn.

– Không thời hạn mint: Mint bao nhiêu cũng được, mint khi nào cũng được. Bộ sưu tập NFT dạng này có cung vô hạn.

Vậy bộ sưu tập đó có giá trị hay không khi số lượng NFT được mint ra ngày càng nhiều?

Giá trị của Open Edition NFT

NFT đã đi một quãng đường dài từ thời kỳ bùng nổ đến giai đoạn dần đi xuống dốc như hiện nay. Sau cơn hype, cộng đồng đã quá mệt mỏi với những bộ sưu tập “vô thưởng vô phạt”, với những mánh khóe pump dump nhất thời hay hàng loạt drama NFT “trời ơi đất hỡi”.

Mọi người bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến bản chất thật sự của NFT – những tác phẩm nghệ thuật số đại diện cho thời đại “số hóa”, mang tinh thần tự do, phóng khoáng của các nghệ sĩ indie nhiều hơn là bị chi phối bởi các “tay to”.

Vì vậy, chúng ta mới chứng kiến các tranh cãi xung quanh tiền bản quyền NFT; hay sự ra đời của các dự án thú vị như Loot (AGLD); hay việc Reddit Collectible Avatars “làm mưa làm gió” một phần vì không gọi là “NFT” mà là “bộ sưu tập số”.

Và Open Edition NFT ra đời cũng vì thế. Xu hướng Open Edition mong muốn mang đến sự ủng hộ thực chất dành cho người nghệ sĩ, hơn là tạo ra các trò “bơm thổi” có lợi cho nhà đầu cơ.

Các nhà sáng tạo thường có xu hướng tạo ra bộ sưu tập Open Edition với một mức giá mint cố định. Cộng đồng hâm mộ lựa chọn mint bao nhiêu NFT tùy thích để thể hiện sự ủng hộ đối với nghệ sĩ. Và thường thì họ giữ NFT đó như một “chứng nhận” hơn là giao dịch qua lại.

Checks NFT và “ma thuật” của dấu tick xác minh

Lại là Elon Musk

Ngày xửa ngày xưa… Khi Twitter giới thiệu khái niệm “dấu tick xanh” đến với cộng đồng Internet vào năm 2009.

Khi đó, tài khoản có dấu tick xanh là tài khoản được Twitter xác nhận thuộc sở hữu của một người nổi tiếng, hay tập đoàn, công ty, tổ chức nào đó. Nói rộng hơn, “tài khoản tick xanh” được xem là tài khoản uy tín, “chính chủ”, đại diện cho một người/tập thể mà chúng ta biết ngoài đời thực – chứ không chỉ là tài khoản ảo của người dùng ảo nào đó.

Ngày càng nhiều các nền tảng mạng xã hội yêu cầu người dùng xác minh danh tính để cấp “tick xanh” nhằm tránh tình trạng tài khoản ảo, spam, clone,… hoành hành.

Chắc hẳn chúng ta đã một lần đánh giá mức độ “uy tín” của một bình luận, một quan điểm nào đó dựa vào dấu tick xanh. Trong một cuộc tranh luận nào đó, cộng đồng Internet có xu hướng nghiêng về tài khoản được xác minh hơn là tài khoản “không hình, không ảnh, không có tick”.

Nhưng giờ đây, bạn có thể sở hữu “sức mạnh tick xanh” đó chỉ với… 8 USD – đến từ thay đổi chính sách mới của Twitter dưới thời Elon Musk.

Nghe hết sức “trái khoáy” nhỉ (?!)

Sự ra đời của Checks VV

Không chỉ chúng ta mới thấy câu chuyện “tick xanh trị giá 8 USD” khôi hài mà Jack Butcher, một nghệ sĩ vẽ minh họa, cũng nghĩ như thế.

Và thấm nhuần tinh thần “đùa cợt” kinh điển của cộng đồng Twitter crypto, Jack đã tạo ra một bộ sưu tập NFT chỉ chứa các dấu tick như vậy, để “troll troll” trò đùa không hề vui này.

Checks (còn gọi là Checks by Jack Butcher hay Checks – VV Edition) ra đời từ đó.

Checks là một hình gồm 80 dấu tick màu sắc khác nhau, phân bổ trong 8×10 ô bảng để gộp thành hình chữ nhật. Đơn giản vậy thôi!

 

 

Trên trang web chính thức, Jack viết rằng:

“Tác phẩm này có thể để đời hoặc cũng có thể trôi vào quên lãng.

Dấu tick nhỏ xíu kế bên tên của bạn định danh cho bạn. Nó nâng trọng lượng cho lời nói của bạn hay thể hiện rằng những thành tựu của bạn đáng chú ý.

Nhưng rồi những tháng gần đây, dấu “tick xanh” chỉ còn đại diện cho giá trị 8 USD mà bỏ quên đi quy trình xác minh thực thụ. Giờ đây, dấu tick chỉ là dấu hiệu kim tiền $.

Mục đích của bộ sưu tập này là để lưu lại một cột mốc lịch sử – thời điểm mà dấu tick xác minh không còn mang ý nghĩa của nó nữa.

Sự định danh giờ đây không còn phụ thuộc vào các gã khổng lồ nhiều tiền nữa mà thông qua hợp đồng điện tử và token. Chúng ta xác minh dựa trên sự chứng thực đồng thuận giữa hàng trăm, hàng nghìn các node phi tập trung.

Đừng tin, hãy Check.”

 

Độ hot của Checks VV

Vào ngày 03/01/2023, Checks NFT mở mint dưới dạng Open Edition trong vòng 24 giờ, với giá 8 USD/1 NFT – bằng đúng giá “xác minh” của Twitter.

Sau khi kết thúc thời gian mint, vì là Open Edition nên tổng số NFT đã được mint vô cùng gây chấn động – lên đến 16.030 bản. Làm phép tính đơn giản, đợt mở bán này đã thu về hơn 128 nghìn USD.

Đến thời điểm viết bài, giá sàn của Checks NFT đang là 1,9 ETH (khoảng 3.200 USD) với số lượng holder là 4.243 ví.

Theo thống kê, ví sở hữu nhiều nhất là 507 NFT và trung bình một ví có khoảng 3,8 NFT.

Giá ATH là 52 ETH (khoảng 85.000 USD) ghi nhận vào sáng ngày 06/02.

 

Độ hype của Checks cũng đến từ vô vàn những ý tưởng “minh họa” từ 80 dấu tick đơn điệu, tương tự như cách Loot đã thành công.

 

 

 

 

Cơ chế đốt NFT của Checks VV

Không dừng lại ở đó, Jack Butcher tiếp tục phát triển cơ chế đốt NFT để giảm dần tổng cung của bộ sưu tập.

Bậc 1: Bộ NFT nguyên bản với 80 dấu check

Bậc 2: Cần 2 NFT bậc 1 để đốt thành 1 NFT có 40 dấu check

Bậc 3: Cần 2 NFT bậc 2 để đốt thành 1 NFT có 20 dấu check

Các bạn có thể theo dõi minh họa cơ chế đốt này như dưới đây:

 

Phái sinh nổi bật nhất: Checks – Pepe Edition

Một điểm đặc sắc của NFT là các bộ sưu tập phái sinh ra từ một sưu tập nổi tiếng, như Mutant Ape Yatch Club là phái sinh từ BAYC cùng hàng loạt các bộ “… Yatch Club” khác.

Tong trường hợp của Checks, có bộ phái sinh đã góp phần thổi bùng cơn hype của những dấu tick này lên tầm cao mới. Đó chính là Checks – Pepe Edition, phiên bản kết hợp với KOL NFT nổi tiếng Vincent Van Dough.

  • Giá mint: 0,0041 ETH
  • Hình thức mint: Open Edition trong vòng 24 giờ vào ngày 05/02/2023
  • Giá sàn hiện tại: 0,009 ETH
  • Tổng mint: 237.869 bản

Theo dữ liệu từ Nansen, bộ sưu tập này hiện có khoảng 13.000 ví nắm giữ. 3 ví “tay to” nhất sở hữu mỗi ví hơn 1.000 NFT và có hơn 1.000 ví đang giữ 100 NFT mỗi ví.

 

Với số lượng và giá trị như vậy, Checks – Pepe Edition hiện là một trong những dự án phái sinh và Open Edition lớn nhất thị trường ở thời điểm hiện tại.

 

“Độc lạ NFT:

1) Một bộ NFT phái sinh từ Checks đã thu được 900.000 USD trong vòng 20 giờ;

2) Nhà sáng tạo của Checks vẫn đang tiếp tục vẽ và phác họa thêm cho sản phẩm;

3) Cộng đồng vẫn mua cả 2 bộ, đẩy giá sàn bộ Checks gốc lên 1,55 ETH. Còn bộ phái sinh thì có số lượt mint hơn 10.000 chỉ trong vòng 1 giờ.”

]]>