Kiến thức – coinlist68 https://coinlist68.com coinlist68 Wed, 02 Aug 2023 08:47:28 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.2.2 https://coinlist68.com/wp-content/uploads/2023/05/cropped-download-32x32.png Kiến thức – coinlist68 https://coinlist68.com 32 32 Ngoài ra, một mối lo ngại trực tiếp hơn nữa là 200 triệu USD BNB vẫn đang trong vòng rủi ro thanh lý nếu giá BNB dump về dưới 220 USD. Lệnh vay này đã áp sát mốc thanh lý vào ngày 12/06 nhưng đã nhanh chóng bật trở lên lại. https://coinlist68.com/ngoai-ra-mot-moi-lo-ngai-truc-tiep-hon-nua-la-200-trieu-usd-bnb-van-dang-trong-vong-rui-ro-thanh-ly-neu-gia-bnb-dump-ve-duoi-220-usd-lenh-vay-nay-da-ap-sat-moc-thanh-ly-vao-ngay-12-06-nhung-da-nhanh/ Wed, 02 Aug 2023 08:47:28 +0000 https://coinlist68.com/?p=4426 Trung Quốc, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam là các quốc gia có khối lượng giao dịch hàng tháng hàng đầu trên Binance.

Việt Nam lọt top 5 quốc gia có khối lượng giao dịch cao nhất trên Binance. Ảnh: Financial Times

Việt Nam lọt top volume giao dịch trên Binance

Theo một bài báo mới được Wall Street Journal đăng tải vào sáng ngày 02/08, Việt Nam đang nằm trong top 5 quốc gia có khối lượng giao dịch hàng tháng cao nhất trên Binance – sàn giao dịch tiền mã hóa số 1 thế giới ở thời điểm hiện tại.

Cụ thể, theo nguồn tin nội bộ được Wall Street Journal thu thập, trong tháng 05/2023, nhà đầu tư Việt Nam đã giao dịch đến khoảng 20 tỷ USD trên Binance, trong đó hình thức giao dịch futures chiếm đến 90%.

Top 5 quốc gia có khối lượng giao dịch spot và futures cao nhất trên Binance trong tháng 05/2023.

Điều này một lần nữa khẳng định sự phổ biến của hoạt động đầu tư tiền mã hóa tại dải đất hình chữ S. Trước đó, Việt Nam cũng nhiều lần đạt thứ hạng cao trong các báo cáo về mức độ sử dụng và tiếp nhận crypto của nhiều đơn vị thống kê quốc tế khác, có thể kể đến như:

  • Top 1 về chỉ số tiếp nhận tiền mã hóa (Chainalysis) trong hai năm 2021 và 2022 liên tiếp;
  • Top 1 về chỉ số sở hữu tiền mã hóa với 41% người dân sở hữu (Finder, 2021);
  • Top 2 về chỉ số tiếp nhận DeFi (Chainalysis, 2022);
  • Top 3 về số lượng người dùng ví MetaMask hàng tháng (ConsenSys, 2021);
  • Top 5 về số lượng người sử dụng tiền mã hóa (Triple-A, 2023).

Dấu hỏi lớn mang tên “Trung Quốc”

Các quốc gia khác có volume giao dịch crypto lớn trên Binance còn có Quần đảo Virgin thuộc Anh (~18 tỷ USD), Thổ Nhĩ Kỳ (~45 tỷ USD), Hàn Quốc (~60 tỷ USD) và cao nhất là Trung Quốc (~90 tỷ USD). Trong khi đó, khối lượng giao dịch cả spot và futures của Binance trong tháng 5 là 450 tỷ USD.

Điều đáng nói ở đây là việc Trung Quốc đã cấm tất cả hoạt động đầu tư và giao dịch tiền mã hóa từ năm 2021, đồng thời Binance cũng tuyên bố rời bỏ thị trường tỷ dân sau đó, vì thế không thể nào lại có chuyện Trung Quốc là quốc gia có volume giao dịch Binance lớn nhất thế giới.

Wall Street Journal tuyên bố thông tin của họ được thu thập từ tài liệu nội bộ của Binance vào tháng 05/2023, có tên “Mission Control”.

Tờ báo còn phỏng vấn các nhân viên đã và đang làm việc cho Binance. Theo những người này, tầm quan trọng của Trung Quốc đối với sàn là vấn đề chỉ được đề cập trong nội bộ. Ước tính số lượng nhà đầu tư Trung Quốc đang giao dịch trên sàn là lên đến 900.000 trader, còn tổng số người dùng đến từ đất nước tỷ dân là 5,6 triệu. Trong đó, có đến 100.000 nhà đầu tư được dán nhãn là “người có mối quan hệ chính trị.”

Ngoài ra, Binance vẫn duy trì một đội ngũ điều tra các hoạt động tội phạm để giúp đỡ chính quyền Trung Quốc ngăn chặn hành vi sai trái.

Cũng theo tài liệu nội bộ được Wall Street Journal thu thập, để lách luật cấm crypto của Trung Quốc, Binance đã điều hướng người dùng nước này đến những website mang tên miền Trung Quốc, rồi mới chuyển đến sàn giao dịch toàn cầu là Binance.com. Phương thức lách kiểm duyệt bằng VPN cũng được nhiều người dùng Trung Quốc sử dụng.

Trong tuyên bố đưa ra tại thời điểm Trung Quốc cấm crypto, sàn lại khẳng định sẽ chuyển tài khoản người dùng Trung Quốc về chế độ “chỉ cho phép rút tiền”, tức không hỗ trợ giao dịch nữa.

Mặc dù vậy, lệnh cấm có vẻ chỉ được áp dụng trên hình thức. Trả lời phỏng vấn Wall Street Journal, Giám đốc Nghiên cứu Kim Grauer của Chainalysis bình luận:

“Thị trường tiền mã hóa Trung Quốc vẫn đang hoạt động sôi nổi, với khối lượng giao dịch ổn định cả trên sàn CEX lẫn DEX”.

Theo ước tính của riêng Chainalysis, Trung Quốc vẫn là thị trường crypto lớn thứ 4 thế giới.

Trang tin tức CoinDesk còn chỉ ra rằng Binance vẫn duy trì thị trường giao dịch P2P cho đồng nhân dân tệ, cho phép người dùng nạp tiền fiat thông qua các cổng thanh toán điện tử như WeChat hay Alipay.

Cuộc chiến pháp lý của Binance trên toàn cầu

Như đã được Coinlist68 đưa tin trong thời gian qua, Binance đang là tâm điểm chú ý về pháp lý trên toàn cầu. Sàn kể từ sau đơn kiện của CFTC Mỹ thì đã đối mặt với một làn sóng trấn áp pháp lý trên quy mô toàn cầu từ các quốc gia gồm Anh Quốc, Hà Lan, Bỉ, Síp, Brazil, Áo, Pháp, Đức, Úc và Nigeria, với đỉnh điểm là đơn kiện của Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) cũng nhắm vào sàn và CEO Changpeng Zhao.

Chưa dừng lại ở đó, sàn còn dính tin đồn sa thải nhân sự quy mô lớn, với con số được nhiều hãng truyền thông đưa tin là đến 1.000 vị trí, đồng thời cắt giảm nhiều phúc lợi nhân viên với lý do lợi nhuận suy giảm. Một số quản lý cấp cao của Binance cũng chọn từ chức trước áp lực pháp lý.

Theo thống kê của TheBlock, khối lượng giao dịch spot trên các sàn CEX trong tháng 7 đã giảm xuống còn 269,1 tỷ USD, mức thấp nhất kể từ tháng 10/2020. Tuy vậy, Binance vẫn là sàn giao dịch crypto thống trị với thị phần spot lên đến 70,1%, bỏ xa cái tên đứng sau là Coinbase với chỉ 10,8%.

]]>
Ngân hàng Trung ương Singapore buộc các nền tảng crypto phải giữ tài sản khách hàng trong quỹ tín thác https://coinlist68.com/ngan-hang-trung-uong-singapore-buoc-cac-nen-tang-crypto-phai-giu-tai-san-khach-hang-trong-quy-tin-thac/ Mon, 03 Jul 2023 16:28:12 +0000 https://coinlist68.com/?p=4345 Ngân hàng Trung ương Singapore đề xuất hạn chế đối với các nhà cung cấp dịch vụ crypto cho phép khách hàng cá nhân tham gia vào các dịch vụ lending và staking.

Ngân hàng Trung ương Singapore buộc các nền tảng crypto phải giữ tài sản khách hàng trong quỹ tín thác

Các nhà cung cấp dịch vụ crypto tại Singapore sẽ cần gửi tài sản kỹ thuật số của khách hàng vào một quỹ tín thác do pháp luật quy định trước cuối năm, nhằm bảo vệ tài sản sau sự sụp đổ của FTX vào tháng 11/2022.

Quốc gia này cũng sẽ đề xuất cấm nhà đầu tư cá nhân sử dụng dịch vụ lending và staking crypto, nhưng nhà đầu tư tổ chức và có giấy chứng nhận vẫn có thể tiếp tục sử dụng những dịch vụ nêu trên.

Cơ quan quản lý cho biết:

“Điều này nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro mất mát hoặc lạm dụng tài sản của khách hàng và tạo điều kiện phục hồi tài sản của khách hàng trong trường hợp một nhà cung cấp dịch vụ DPT (token thanh toán số hoặc tiền điện tử) phá sản.”

Thông tin trên được Ngân hàng Trung ương Singapore (MAS) tuyên bố trên trang chủ vào chiều ngày 03/07/2023, theo giờ Việt Nam.

MAS đã tiến hành cuộc tham vấn cộng đồng về các biện pháp nâng cao để bảo vệ khách hàng, được khởi xướng vào tháng 10/2022 ngay trước khi FTX sụp đổ sau đó 1 tháng.

Phát biểu nguyên nhân dẫn đến đề xuất của mình, MAS cho biết:

“Các chính sách quy định riêng lẻ không thể bảo vệ người tiêu dùng tránh khỏi thiệt hại vì tính rủi ro cực kỳ cao và tính chất đầu cơ của giao dịch token thanh toán kỹ thuật số…

Không chỉ vậy, người dùng còn phải liên tục cảnh giác tuyệt đối khi giao dịch.”

Angela Ang, Cố vấn Chính sách Cao cấp của công ty bảo mật blockchain TRM Labs và cựu quản lý MAS, nhận xét:

“Đề xuất hạn chế truy cập crypto của người dùng không phải là điều bất ngờ đối với bất kỳ ai theo dõi thị trường Singapore…

Quyết định của MAS để từ chối một số đề xuất, chẳng hạn như yêu cầu một người giám hộ độc lập cho tài sản của khách hàng, cho thấy họ lắng nghe lĩnh vực và nhạy cảm với các yếu tố thực tế như thiếu người giám hộ bên thứ ba.”

Tuy nhiên, MAS còn cho biết đề xuất về việc cấm các công ty crypto cung cấp dịch vụ lending và staking cho khách hàng cá nhân có thể thay đổi trong tương lai.

“MAS sẽ theo dõi sự phát triển của thị trường và nhận thức về rủi ro của người dùng khi thị trường tiến triển, và sẽ tiến hành các biện pháp để đảm bảo những giải pháp của chúng tôi vẫn cân bằng và thích hợp.”

Cam kết của Singapore đối với việc hỗ trợ các công nghệ trong lĩnh vực nhằm cải thiện hệ thống tài chính truyền thống hiện tại sẽ đi đôi với mục tiêu “cứng rắn không ngừng nghỉ” đối với các hành vi gian lận, lừa đảo.

Đây là động thái “cứng rắn” mới nhất diễn ra chưa đầy 2 tuần sau khi MAS đề xuất khuôn khổ pháp lý mới cho các loại tiền kỹ thuật số.

Trước đó vào ngày 21/06, cơ quan này cũng đề xuất thử nghiệm một đồng tiền số có tên Purpose Bound Money (PBM) cùng nhiều Ngân hàng Trung ương khác và các tập đoàn thương mại điện tử như Amazon, Grab.

Việc Singapore đưa ra các biện pháp này sau cuộc tham vấn nhằm thắt chặt pháp lý đối với tài sản kỹ thuật số. Trong khi đó, những địa phương khác như Hong Kong đang cố gắng thu hút sự tham gia của cá nhân và tổ chức trong lĩnh vực này từ ngày 01/06/2023, với mục tiêu trở thành trung tâm blockchain của thế giới.

Quan chức Hong Kong thậm chí còn chủ động mời gọi Coinbase khi sàn này đang phải đối mặt với vụ kiện với SEC.

]]>
Vitalik Buterin “tiết lộ” chỉ stake một lượng nhỏ ETH vì lo ngại bảo mật https://coinlist68.com/vitalik-buterin-tiet-lo-chi-stake-mot-luong-nho-eth-vi-lo-ngai-bao-mat/ Mon, 03 Jul 2023 16:00:24 +0000 https://coinlist68.com/?p=4318 Nguyên nhân được nhà sáng lập Ethereum đưa ra là vì staking phải thực hiện trên hệ thống ví multisig “khá phức tạp”.

Vitalik Buterin “tiết lộ” chỉ stake một lượng nhỏ ETH vì lo ngại bảo mật.

Trong một podcast của Bankless được phát sóng ngày 29/06/2023, Buterin tiết lộ “lý do lớn nhất” tại sao anh chỉ staking một phần nhỏ ETH mà không phải toàn bộ.

Vitalik giải thích:

“Nếu bạn stake ETH của mình, các khóa truy cập phải được công khai trên một hệ thống có kết nối Internet. Vì lý do an toàn, đó phải là một ví Multisig.

Nhưng việc thiết lập ví Multisig cho việc stake vẫn khá khó khăn và phức tạp trên nhiều phương diện.”

Charles Hoskinson, đồng sáng lập Ethereum và nhà sáng lập Cardano, chia sẻ trên Twitter rằng mình “cạn lời” sau khi nghe tin Buterin chỉ stake một phần nhỏ ETH mà thôi. Đồng thời tuyên bố bản thân đã stake toàn bộ lượng Cardano (ADA) mà mình nắm giữ.

Trong podcast, Buterin cũng thảo luận về EigenLayer, giao thức tạo điều kiện cho validator và những người đã staking ETH có thể tiếp tục kiếm lợi nhuận thông qua việc restaking tài sản của họ vào các mạng mới nổi khác, bao gồm:

  • Lido stETH (stETH);

  • Rocket Pool ETH (rETH);

  • Coinbase Wrapped Staked ETH (cbETH).

Hiện tại, EigenLayer đang trong giai đoạn mainnet giới hạn, chỉ cho người dùng thử nghiệm với lượng tài sản nhất định, nhưng Buterin cho biết thách thức chính của “restaking” là có khả năng tạo ra “rủi ro tập trung”, gây ảnh hưởng xấu đến tính bảo mật của mainnet.

Vitalik nhận xét:

“Những người tham gia staking đáng tin cậy sẽ được đánh giá cao hơn bởi hệ thống so với những staker không đáng tin cậy. Những staker đáng tin cậy ít có khả năng bị Slashing.”

“Slashing” là quá trình mạng lưới Proof-of-Stake trừng phạt, tịch thu tài sản từ validator có hành vi xấu, phá vỡ nguyên tắc xác thực hoặc gây nguy hiểm đến hệ thống. Thông thường sẽ bị trừ thẳng vào số coin họ stake trên mạng lưới, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sự việc.

Sreeram Kaanan, đồng sáng lập EigenLabs cũng đồng ý với quan điểm trên, song ông vẫn nghĩ rằng restaking sẽ hữu ích trong các trường hợp rủi ro thấp.

“Tiết lộ” này đến sau khi Buterin đã có chia sẻ trên blog vào ngày 09/06 về lộ trình cũng như 3 sự dịch chuyển cần thiết để mạng lưới Ethereum có thể thành công trong tương lai.

Theo nhà sáng lập Ethereum, 3 thay đổi quan trọng bao gồm:

  1. Mở rộng quy mô Layer-2;

  2. Cải thiện an toàn ví crypto;

  3. Đảm bảo tính riêng tư.

Vitalik cho rằng, nếu bất cứ 1 trong 3 cải tiến trên không được thực hiện, người dùng sẽ không thể sử dụng một mạng lưới hoàn toàn phi tập trung và an toàn, cũng như mạng lưới Ethereum có thể sẽ thất bại. Trước đó, Buterin cũng từng đề xuất giải pháp Stealth Address nhằm mang lại sự riêng tư cho dữ liệu giao dịch của người dùng.

Anh cũng nhấn mạnh một điểm thất bại khác liên quan đến ví hợp đồng thông minh. Theo đó, Vitalik giải thích rằng việc chuyển đổi sang ví hợp đồng thông minh tạo ra thêm nhiều sự phức tạp liên quan đến trải nghiệm người dùng khi họ phải kiểm soát nhiều địa chỉ ví cùng một lúc.

]]>