Kudo – coinlist68 https://coinlist68.com coinlist68 Mon, 29 May 2023 12:12:13 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.2.2 https://coinlist68.com/wp-content/uploads/2023/05/cropped-download-32x32.png Kudo – coinlist68 https://coinlist68.com 32 32 Phân tích một bộ sưu tập NFT theo giá trị cốt lõi https://coinlist68.com/phan-tich-mot-bo-suu-tap-nft-theo-gia-tri-cot-loi/ Mon, 29 May 2023 12:12:13 +0000 https://coinlist68.com/?p=4193 Mở đầu

Trong bài viết này mình sẽ nói về phương pháp phân tích một bộ sưu tập NFT mà ít ai đề cập tới: Phân tích dựa trên những giá trị cốt lõi của dự án. Bạn cũng có thể áp dụng phương pháp này cho các dự án cryptocurrency.

Nếu đã trải qua NFT Season hẳn bạn sẽ biết những tấm JPEG mà ai cũng có thể tải về đã pump điên cuồng như thế nào. Thời điểm tháng 04/2022, một tấm JPEG hình khỉ tên Bored Ape Yacht Club (BAYC) có giá sàn lên đến 139 ETH, tương đương hơn 400.000 USD lúc đó.

Sau đây, mình sẽ nói về cách đánh giá một dự án NFT từ thuở sơ khai, hy vọng có thể giúp các bạn tránh được những sai lầm khi bắt đầu hành trình tham gia thị trường NFT.

Chắc hẳn các bạn đã quen thuộc với cách phân tích dựa trên các yếu tố như Tính nghệ thuật, Đội ngũ, Cộng đồng, Quỹ đầu tư,… Điều này hoàn toàn đúng. Nhưng nếu đi sâu vào bản chất thêm một tầng nữa bạn sẽ thấy tất cả những yếu tố trên chỉ là phần bề nổi của dự án. Phương pháp này cũng sẽ đi phân tích các yếu tố trên nhưng khác ở chỗ là phân tích các yếu tố biểu hiện để tìm ra các giá trị cốt lõi của dự án.

Các giá trị cốt lõi bao gồm:

  • Năng lực – Ability
  • Nguồn lực – Resources
  • Đạo đức – Morality

Sau khi đúc kết được những giá trị cốt lõi của dự án, cần kết hợp thêm yếu tố thứ 4 trước khi thực hiện bất cứ hành động gì, đó chính là:

  • Vị thế – Position

Mình đem bốn yếu tố này đặt trong 4 cánh của cỏ 4 lá, tạm đặt tên cho nó là: Mô hình Cỏ 4 lá – RAMP (ghép từ chữ cái đứng đầu của 4 giá trị cốt lõi).

Phân loại NFT

Trước khi đi vào nội dung chính, mình sẽ nói qua về phân loại NFT. Chắc hẳn các bạn biết nhiều nhất tới hai dòng PFP (NFT dùng làm ảnh đại diện) và In-game item (NFT được dùng làm vật phẩm trong game) qua mùa GameFi vừa rồi. Thế nhưng NFT rộng lớn hơn vậy rất nhiều. Dưới đây là các danh mục NFT mà tác giả quan sát được:

Ảnh đại diện (PFP – Profile Picture)

Là nhóm các NFT sử dụng chủ yếu cho việc làm ảnh đại diện. Tên nó là vậy, nhưng ngoài làm ảnh đại diện nó có thể làm nhiều công việc khác, như Pass Card, metaverse character, cũng có thể là in-game item,… Nhưng nhìn chung nó là một NFT mà người sưu tập muốn dùng làm ảnh đại diện. Có thể kể đến như Bored Ape Yacht Club (BAYC), Azuki, y00ts.

Vật phẩm trong game/metaverse

Các vật phẩm trong game được NFT hóa sẽ nằm trong danh mục này, ví dụ như đất đai, vũ khí, nhân vật,…

Pass Card/Membership

Khi nắm giữ loại này bạn sẽ có một đặc quyền nào đó, ví dụ quyền mua, quyền mint, hay tham gia một buổi hòa nhạc,…

Định danh

Dòng này xuất hiện với mục đích định danh cho các thực thể trong không gian blockchain. Các dự án nổi bật trong mảng này là Ethereum Name Service (ENS), SpaceID, Unstoppable Domains, Lens Protocol.

Nói thêm một chút về dòng này, nó mang tính cá nhân hóa rất cao và sẽ không có thanh khoản nếu bạn mua theo kiểu “ăn may”. Nếu muốn tham gia mảng này thì nên chọn các tên miền dạng 999Club, 10K Club hoặc những tên có ý nghĩa. Soulbound Token mình cũng xếp vào đây luôn, nó cũng là một dạng NFT dùng để định danh nhưng điểm khác biệt là không thể chuyển đi được. Ví dụ như BABT của Binance.

Nội dung số

Là các nội dung được NFT hóa như âm nhạc, video, bài viết,… Một số nền tảng hỗ trợ NFT hóa nội dung như CosTV, Mirror.xyz.

Nghệ thuật

Là kiểu mấy bức tranh, không phải PFP, không phải vật phẩm game, cũng không phải dạng nội dung thì xếp chung vào danh mục này.

RWA (Real world asset)

Đây là những tài sản ngoài đời thực được token hóa để đưa lên blockchain. Có thể là nhà cửa, xe cộ. Hiện tại vẫn chưa phổ biến do hành lang pháp lý và những rào cản về mặt niềm tin.

Blockchain Object

Mảng này còn khá mới, hiện tại chỉ có Sui Network. Cấu trúc của Sui Network theo dạng Asset-Centric, các Object trên blockchain được định danh bằng một ID cố định và được hỗ trợ bởi SuiNS, các Object này cũng là một dạng NFT.

Phương pháp phân tích

Trong phần phân tích bên dưới mình sẽ đi sâu vào mảng PFP vì đây là mảng mang nhiều sắc màu nghệ thuật và dành được phần lớn sự quan tâm từ cộng đồng. Các mảng khác như In-game Asset sẽ thiên về đánh giá giá trị dự án crypto hơn, đôi khi mình cũng sẽ nhắc tới.

Art

Trong art bao gồm hai phần chính:

  • Visual: phần hiển thị mà bạn có thể thấy được trên màn hình.
  • Spirit: là phần tinh thần hay cảm nhận của nhà sưu tầm đối với bộ sưu tập.

Phần nhìn (Visual)

Để đánh giá Art thì lại phải xét đến phân loại của NFT, xem nó thuộc danh mục nào. Nếu là dòng PFP thì phần visual rất quan trọng, đó là thứ ảnh hưởng khá nhiều tới tới hành động bấm mua của nhà sưu tập. Đối với các danh mục khác thì ít quan trọng hơn. Ví dụ khi mua một cái thẻ membership bạn có quan tâm nhiều tới nó đẹp hay xấu không, mà giá trị sử dụng của nó mới là điều cần quan tâm.

Xét về mặt Visual có thể chia ra 6 loại sau:

Dumb: Những bức ảnh được vẽ hết sức crazy, nét vẽ nguệch ngoạch, trông có phần “ngu ngốc”.

Pixel: Sử dụng những chấm pixel đơn giản để thể hiện hình ảnh làm chúng ta hoài niệm về những ngày bình minh của khoa học máy tính.

Simple: Là những NFT có phần hình ảnh được thiết kế với đường nét đơn giản, ít màu sắc, ít chi tiết. Đây cũng là style ưa thích của nhiều bộ sưu tập nổi tiếng: BAYC, Azuki, Doodles, Pudgy Penguins.

Detailed: Các bộ sưu tập nhóm này được vẽ hết sức chi tiết, sử dụng nhiều đường nét, màu sắc trong bức ảnh. Các bạn có thể xem phần art của bộ Otherdeeds hoặc Nanopass để hiểu hơn về style này.

3D: Là những art được vẽ có chiều sâu, mô phỏng lại hình ảnh 3D, có thể có cả chuyển động 3D, ví dụ: CloneX, a KID called BEAST, MekaVerse.

Content: Là visual của những content khác như video, bài viết,…

Simple và Pixel hiện đang là hai phong cách phổ biến nhất, điều này dễ hiểu bởi nó nó dễ tiếp cận và dễ được phần đông cộng đồng chấp nhận. Art càng chi tiết thì sự đánh giá càng được đẩy lên cao và tệp yêu/ghét càng bị phân hoá.

Phần tinh thần (Spirit)

Thêm vào đó, có một sự thật là không phải bộ sưu tập nào có phần visual long lanh sẽ có giá trị lớn. Đây là lúc phần spirit của bộ sưu tập lên tiếng. Spirit khá trừu tượng và là tổng hoà của nhiều yếu tố, đó là cảm nhận của mỗi nhà sưu tầm khi đứng trước tác phẩm. Spirit không cố định và thay đổi theo quá trình tiếp xúc của nhà sưu tầm.

Nhưng nếu một bộ sưu tập làm tốt, tinh thần của nó sẽ được duy trì nhất quán trong cảm nhận của chúng ta ngay từ khi nhìn thấy tác phẩm lần đầu tiên cho đến khi trở thành một phần của cộng đồng dự án. Spirit là sợi dây gắn kết giữa bộ sưu tập và nhà sưu tầm và giữa các nhà sưu tầm với nhau.

Ví dụ với Azuki, ngay từ giây phút chạm vào bộ sưu tập đã cho bạn cảm nhận được không khí của một thế giới anime tinh khôi, lấp lánh sắc màu, với các nhân vật vô cùng “cool ngầu” nhưng không kém phần lãng mạn. Và tinh thần đó luôn được duy trì trong từng concept truyền thông của dự án, nó được thể hiện trong mỗi câu chuyện dự án kể, mỗi áp phích truyền thông.

  • Xem thêm: Azuki – Khởi đầu, Hiện tại và Tương lai

Tất cả bộ sưu tập đều có tinh thần riêng, việc nó mờ nhạt hay nổi bật, hỗn độn hay nhất quán sẽ thể hiện năng lực của đội ngũ dự án.

Các yếu tố khác

Ý tưởng

Đầu tiên, bạn cần kiểm tra ý tưởng của bộ sưu tập là mới hay copy, nếu copy thì có sự sáng tạo trong đó hay không? Mình đánh giá cao các bộ sáng tạo theo kiểu “đại dương xanh”, thông thường những bộ như vậy nếu được cộng đồng chấp nhận sẽ là những bộ lead trend.

Chủ đề

Khi đánh giá sự sáng tạo của chủ đề không nên quá nặng nề, chỉ cần không phải copy art từ dự án khác là được. Thông thường, những bộ sưu tập có chủ đề khiến người ta liên tưởng tới sự khát vọng sẽ hấp dẫn hơn, ví dụ Các vị thần, Chiến binh, Băng đảng, Captain, Khỉ, Cú. Cũng có thể là những chủ đề vui nhộn, ví dụ Ếch, Mèo, Chim cánh cụt, meme. Nhìn chung không nên đánh giá quá nặng nề, chỉ cần chủ đề nhất quán với tinh thần mà bộ sưu tập muốn truyền tải là được.

Số lượng và Định giá

Số lượng của một bộ PFP tuỳ thuộc vào mục đích và nguồn lực của dự án, thông thường là 10.000 NFT, một số bộ PFP có thể lên tới 20.000 phục vụ cho số đông. Việc đặt tiêu chuẩn cho số lượng NFT của một bộ sưu tập là khá phiến diện, nhưng nếu không có lý do đặc biệt mà có quá ít số lượng có thể do team đang bị hạn chế về nguồn lực. Hãy hỏi trực tiếp các nhà sáng lập của dự án, tại sao họ lại chọn số lượng cho bộ sưu tập là như vậy.

Đối với những NFT dạng ingame-asset số lượng mỗi bộ có thể lên tới 100.000 NFT, ví dụ Otherdeeds của Otherside.

Vấn đề định giá cho bộ sưu tập, để biết dự án có đang định giá quá cao hay quá thấp, bạn hãy so sánh với các dự án tương tự, cùng ý tưởng, cùng chủ đề. Việc này đòi hỏi bạn có kinh nghiệm quá khứ với cả những bộ tương tự, sau đó kết hợp với những thứ dự án đã làm, đang làm và hứa hẹn sẽ làm, bạn sẽ tự có đánh giá nó đang được định giá hợp lý hay không.

Đặc tính

Có 2 cách tạo ra art cho bộ sưu tập.

  • Cách thứ nhất là vẽ 1/1, tức nghệ sĩ vẽ riêng từng bức từ đầu đến cuối.
  • Cách thứ 2 là generative art, nghệ sĩ sẽ vẽ các bộ phận với nhiều phong cách khác nhau gọi là các trait, sau đó phối hợp các trait để tạo thành một tấm art hoàn chỉnh.

Việc vẽ 1/1 tốn nhiều thời gian và công sức, nên thông thường các dự án chỉ vẽ một số ít tấm 1/1 phục vụ mục đích truyền thông, số còn lại được vẽ theo dạng generative. Bộ sưu tập càng nhiều trait càng chứng tỏ nghệ sĩ dành nhiều công sức cho nó. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy số lượng trait của mỗi thuộc tính trong cột thông tin dự án tại các NFT marketplace. Với một bộ sưu tập tiêu chuẩn 10.000 NFT với khoảng 400-500 trait trở lên là có sự đầu tư.

Trending

Khi một bộ sưu tập xxx hàng trăm lần sẽ kéo theo sự ra đời của hàng loạt bộ sưu tập tương tự. Liệu bạn có thể đãi cát tìm vàng, tìm ra “the next killer” hay không.

Trong một trend đang diễn ra, yếu tố quan trọng để trở thành “the next killer” đó là tốc độ và sự chỉn chu. Khi bộ sưu tập dẫn đầu chỉ vừa mới lên trending mà đã có một bộ sưu tập khác cùng ý tưởng, cùng chủ đề, art chỉn chu không copy, không những thế còn có sự sáng tạo trong đó thì có 2 điều có thể nghĩ tới:

  • Một là đội ngũ dự án rất mạnh, họ research nhanh, bắt trend nhanh, có nhiều nguồn lực để xây dựng dự án một cách cực nhanh.
  • Hai là họ đã có sự chuẩn bị trước, từ sự research dự đoán trend trước đó hoặc là họ quen biết với dự án lead trend.

Khi đưa thêm yếu tố đạo đức vào rất có thể bạn sẽ tìm được “hidden gem”. Yếu tố đạo đức có thể đánh giá nhanh thông qua nhiều yếu tố mà mình sẽ nói dần trong bài viết, ví dụ nhỏ nhất nếu trending vừa mới diễn ra hôm qua mà Twitter của dự án tạo cách đây 1-2 năm thì bạn biết là họ đang muốn lừa dối bạn rồi đó, hoặc nữa là website của dự án dẫn bạn tới Twitter của KOL nổi tiếng nhưng không có bất cứ thông tin gì liên quan tới dự án – thì đó chính là dấu hiệu lừa đảo đó.

Lưu ý: Đang trong một trending không nên nặng nề trong việc đánh giá mặt ý tưởng, chủ đề, và cũng không nên nắm giữ những bộ sưu tập ăn theo trend quá lâu.

Sự nhất quán

Cho dù bộ sưu tập nằm trong bất cứ danh mục nào thì vẫn cần có sự nhất quán. Nhất quán trong phong cách visual và cả trong chủ đề. Ví dụ, một bộ sưu tập chủ đề khỉ mà lại lẫn vài con mèo vào thì không hợp lý tí nào. Nhưng nếu một bộ sưu tập chủ đề động vật thì có mèo là hợp lý, nhưng lẫn cả con người vào thì lại là không nhất quán. Phần này bạn cần tìm hiểu về chủ đề bộ sưu tập muốn thể hiện và đi kiểm tra. Thực ra, mình nghĩ các bộ làm tử tế sẽ không mắc phải sai lầm này đâu.

Cũng lưu ý thêm là gần đây các bộ sưu tập hay có art 1/1 là những art được vẽ riêng, có phần ngầu hơn so với những cái còn lại, nhưng về cơ bản vẫn phải nhất quán với chủ đề chính.

Tính lịch sử

Cũng giống như sưu tầm tranh, những bức tranh có bề dày lịch sử hay gắn liền với cột mốc lịch sử nào đó thường ngày càng có giá trị. Phần này ít người để ý nhưng nhiều khi đến một thời điểm nào đó nó mang lại giá trị to lớn cho bộ sưu tập. CryptoPunk là bộ gắn liền với cột mốc lịch sử của NFT, nó được xem là bộ mở đường cho mảng NFT, tương tự BitcoinPunk cũng vậy.

CryptoPunk là bộ sưu tập NFT có tính lịch sử nhất được xây dựng trên mạng Ethereum
BitcoinPunk lấy cảm hứng từ CryptoPunk, là Ordinals NFT trên mạng Bitcoin

Hãy thử tưởng tượng nhiều chục năm sau, trong một thế giới NFT mass-adoption. Nếu bạn sở hữu một NFT được mint cách đây 50 năm, ngày giờ rõ ràng trên blockchain thì mình tin giá trị nó sẽ rất khác so với NFT mới được mint ngày hôm qua.

Tổng kết phần Art chúng ta có những gì?

  • Bạn sẽ có được ý tưởng, chủ đề, phong cách thiết kế, tinh thần mà bộ sưu tập muốn truyền tải.
  • Đánh giá được năng lực của đội ngũ dự án thông qua sự tỉ mỉ của từng chiếc art và sự nhất quán trong thông điệp muốn truyền tải.
  • Đánh giá đạo đức thông qua cách họ triển khai các kênh truyền thông.

Đội ngũ (Team)

Xét riêng về dòng PFP, cần tìm hiểu về ít nhất 2 thành viên trong đội ngũ là Nghệ sĩ và Nhà sáng lập.

Nghệ sĩ hay Artist là người tô vẽ nên linh hồn cho bộ sưu tập, art có thể hiện được tinh thần mà dự án muốn truyền tải hay không đều phụ thuộc vào tài ba của người hoạ sĩ. Vậy nên đào sâu nghiên cứu về artist là việc quan trọng phải làm. Thành viên quan trọng thứ hai trong đội ngũ là các nhà sáng lập. Nếu như artist đã tạo ra những tấm art hoàn mỹ rồi thì các nhà sáng lập chính là người mang chúng đến với cả thế giới. Hai người, người nào cũng quan trọng, sản phẩm tốt mà thiếu đi sự truyền thông thì khác gì “mặc áo gấm đi đêm”.

Trước tiên, hãy bắt đầu với các kênh mạng xã hội: Twitter, Linkedin.

– Kiểm tra xem tài khoản thành lập từ bao giờ, nội dung đầu tiên đăng tải là khi nào? Nội dung đăng tải đầu tiên khác với thời gian tạo tài khoản, vì nhiều người sẽ mua tài khoản cũ rồi xóa hết thông tin để lấy uy tín. Đây cũng là một tiêu chí đánh giá đạo đức của dự án.

– Tiếp tục xét tới các nội dung đăng tải trên trang cá nhân, xem có liên quan tới mảng mà họ phụ trách không.

– Tìm hiểu về kinh nghiệm của các thành viên, những công ty mà họ từng làm, những vị trí mà họ phụ trách, đã có bao nhiêu năm kinh nghiệm trong lĩnh vực blockchain hoặc nghệ thuật. Hãy click vào từng công ty trên trang Linkedin của họ xem có đúng là công ty đó không, vì nhiều người tự tạo trang Linkedin tổ chức lớn để tự thêm mình vào lấy background đẹp. Thêm một tiêu chí đánh giá đạo đức dự án nữa.

– Đối với nghệ sĩ, thông thường họ sẽ có những trang khác chuyên dành để trưng bày tác phẩm như: Instagram, Dribbble, Behance. Vào đó có thể xem được những sản phẩm mà nghệ sĩ đã từng làm ra. Click chuột phải chọn Search image with Google, xem ảnh đó đã được đăng ở đâu chưa, là của “chính chủ” hay copy, từ đó đánh giá đạo đức của dự án.

– Tiếp nữa là độ uy tín của họ. Vào phần Followers và kiểm tra xem có người nổi tiếng nào theo dõi họ không, càng nhiều người nổi tiếng follow chứng tỏ độ uy tín càng cao. Số lượng follow mình đánh giá không cao bằng người follow.

– Lên các kênh cộng đồng của dự án hiện tại và các dự án trước search các từ khoá dạng “scam”, “rug” xem như thế nào?

– Kiểm tra thật kỹ những dự án mà họ đã từng tham gia trước đó (nếu có), họ giữ vai trò gì trong mỗi dự án, mức độ thành công của các dự án đó tới đâu, hành động giá như thế nào, còn hoạt động hay đã chết. Ngoài các trang mạng xã hội bạn cần kiểm tra cả trang github xem có hoạt động gần đây không. Nếu là dự án NFT thì check marketplace xem có giao dịch và hoạt động bid hay không.

– Cuối cùng là kiểm tra cộng đồng. Quan sát dự án giao tiếp với cộng đồng, có nhanh nhẹn hay không, thái độ trả lời như thế nào. Bạn cũng có thể đặt câu hỏi để xem cách dự án trả lời, qua đó đánh giá sự hiểu biết của họ với mảng NFT và crypto? Cũng cần biết rằng có thể các dự án thuê mod nên chất lượng câu trả lời có thể không được như bạn mong muốn, nhưng dù sao qua đó bạn cũng có một góc nhìn về đội ngũ.

Sau khi kiểm tra một vòng các kênh thì bạn có thể đúc rút ra được một số điều về năng lực và đạo đức của từng thành viên trong đội ngũ.

Vây nếu đội ngũ không công khai danh tính, thậm chí không có thông tin thì sao?

Nếu những nhà sáng lập tin tưởng vào sự thành công của dự án, coi nó là đứa con tinh thần của mình thì không có lý do gì họ không muốn cho thế giới biết họ là ai. Nếu đội ngũ không công khai danh tính chỉ có một số nguyên nhân sau:

  • Đội ngũ không tin tưởng vào sự thành công của dự án, sợ công khai sẽ không có cơ hội làm lại.
  • Đội ngũ tin tưởng dự án mình làm ra, nhưng đều là những người chưa có kinh nghiệm nên không dám công khai, sợ ảnh hưởng tới uy tín dự án.
  • Cuối cùng là dự án không muốn làm lâu dài, muốn rug pull.

Ngoài ra cũng có một số lý do khác như lo ngại rủi ro pháp lý, thành viên hướng nội, hoặc đơn giản là không thích, nhưng dù sao mình sẽ đánh giá cao những người dám chịu trách nhiệm với những gì mình làm hơn. Mình sẽ cộng nhiều điểm cho sự minh bạch, nhưng không phải vì thế mà mình đánh giá bỏ qua những bộ sưu tập có đội ngũ không công khai danh tính – vì cần xét thêm các yếu tố khác.

Cộng đồng (Community)

Cộng đồng, hay người ủng hộ hay khách hàng tiềm năng tuỳ ở cách bạn gọi nhưng nếu không có họ, dự án sẽ chết. Muốn hiện thực hoá lý tưởng cũng cần có nguồn lực. Một cộng đồng lớn mạnh sẽ là nền tảng để một dự án bước tới thành công.

Vậy, như thế nào là cộng đồng mạnh?

Vẫn tiêu chí cũ của mình, chất lượng hơn số lượng. Đừng chỉ ngó qua số lượng người theo dõi của trang dự án hay Discord thôi, hãy kiểm tra mức độ nhiệt tình của các thành viên. Đọc xem họ trao đổi những gì với nhau, bạn sẽ không muốn đứng giữa một rừng bot mà vẫn nghĩ mình đang hoà nhập vào cộng đồng đâu. Ngoài ra, cũng nên cảm ơn Elon Musk đã tạo ra mục View giúp chúng ta đánh giá nhanh được chất lượng của các bài post, hãy tận dụng trước khi nó bị các tool buff làm nhiễu.

Có một số công cụ giúp bạn check tỉ lệ follow ảo của một tài khoản (nhớ conenct bằng account twitter phụ của bạn):

  • Twitter Audit: https://twitteraudit.com/
  • Follower Audit: https://www.followeraudit.com/

Như đã phân tích ở trong phần đầu, spirit hay tinh thần của dự án chính là sợi dây kết nối giữa bộ sưu tập và nhà sưu tầm và giữa nhà sưu tầm với nhau. Một cộng đồng càng hype, càng “cuồng tín” thì chứng tỏ phần spirit của bộ sưu tập đang làm rất tốt nhiệm vụ của mình. Những người xa lạ có thể đến vì lợi nhuận, nhưng có thể ở lại vì tinh thần của bộ sưu tập.

Sự cuồng tín thể hiện trong từng câu cửa miệng mà các thành viên chào nhau, có thể đâu đó các bạn đã nhìn thấy những dòng này: “W”, “hoot”, “!ooh” “ahoy” “33,3%”, nếu không phải thành viên chắc hẳn sẽ khó để hiểu được. Sự cuồng tín còn được thể hiện thông qua cái cách mà các thành viên ủng hộ dự án, họ tình nguyện làm meme, tình nguyện quay clip, đặt ảnh đại diện,… họ xả thân để ủng hộ dự án.

Sự cuồng tín của cộng đồng là một tiêu chí phản ánh năng lực của đội ngũ dự án.

Trong cộng đồng sẽ có một nhóm ủng hộ có sức ảnh hưởng là các KOL, họ có thể là những người tình nguyện hoặc được thuê, sẽ khó để bạn phân biệt, nhưng về cơ bản, càng nhiều KOL ủng hộ càng tốt cho dự án. Nhóm này sẽ giúp dự án tiếp cận một lượng lớn người dùng ngoài kia.

Cách kiểm tra KOL nào ủng hộ dự án

Mình sẽ hướng dẫn luôn các bạn cách check KOL của dự án.

Hãy sử dụng công cụ Advanced Search của Twitter, nhập vào username của dự án, tại phần Engagement nhập vào số lượng minimum replies, minimum like, minimum retweet tuỳ vào độ khó tính của bạn. Bạn cũng có thể tuỳ chỉnh các thông số khác sau đó ấn search. Tại đây bạn có thể kiểm tra từng bài đăng xem có bao nhiêu KOL lớn ủng hộ cho dự án, chất lượng của các KOL này như thế nào.

Số lượng KOL “hàng xịn” ủng hộ cho dự án cũng phản ánh 2 điều:

  • Thứ nhất là sự nổi bật của dự án, hay năng lực của đội ngũ dự án.
  • Thứ hai là nguồn lực của dự án. Thông thường các KOL lớn sẽ không hỗ trợ miễn phí, trừ khi dự án đó phải rất nổi bật được họ yêu quý và muốn trở thành một phần của cộng đồng.

Lưu ý rằng, khi nghiên cứu phần cộng đồng của các dự án các bạn phải linh hoạt. Phải nắm được dự án đang ở giai đoạn nào, nếu dự án chỉ mới khởi động không thể yêu cầu có hàng chục nghìn người theo dõi hay hàng loạt KOL tên tuổi ủng hộ được. Thêm vào đó, khi thông tin dự án đã tràn ngập Twitter thì liệu thứ bạn đang research có còn là “hidden gem” hay không?

NFT Allocation

Đây là cách mà dự án phân bổ NFT cho từng nhóm đối tượng, các nhóm có thể kể đến dưới đây:

  • Reserve/Treasury
  • Team
  • Partner
  • OG, Whitelist
  • Allowlist
  • Public

Không phải dự án nào cũng có đủ các nhóm trên, nhưng hãy xem cách mà họ phân bổ cho từng nhóm để có cảm nhận về chiến lược.

Chẳng hạn như cái cách mà họ phân bổ Whitelist (WL), những người có whitelist có giúp dự án phát triển, có đóng góp cho dự án hay không. Nếu dự án cứ phát WL tràn lan cho cộng đồng, những người chỉ mong muốn đầu cơ bán nhanh sau khi mint mà không giúp ích gì cho dự án thì rất khó để bộ sưu tập thành thành công. Làm theo cách này cho thấy dự án chỉ muốn đẩy hết số WL cho cộng đồng mint để lấy tiền, chứ chẳng có kế hoạch đường dài với dự án.

Cũng cần chú ý xem dự án đang ở giai đoạn nào. Nếu dự án vô cùng mới mà vẫn kiên quyết chọn những người thật sự hỗ trợ để phát WL thì chứng tỏ dự án rất tự tin về bản thân và rất lực, nhưng thông thường đoạn đầu phát bao giờ cũng dễ dãi hơn.

Cũng giống như Token Allocation, nắm bắt NFT Allocation giúp bạn đánh giá vị thế của mình so với những người khác.

Ở giai đoạn trước đây không mấy dự án NFT có whitepaper, lộ trình hay tiện ích. Thứ họ bán duy nhất chỉ là tấm jpeg với vài dòng giới thiệu, nhưng thị trường ngày càng cạnh tranh không còn như thuở sơ khai, để tăng năng lực cạnh tranh, các dự án bắt đầu làm chi tiết với đầy đủ thông tin hơn. NFT cũng được gắn với nhiều tiện ích rõ ràng hơn.

Cũng cần xét tới art style của bộ sưu tập nữa, rất ít bộ NFT dạng meme hay dumb style có tài liệu hay utilities chi tiết để bạn xem đâu.

Công năng (Utilities)

Đối với những danh mục dạng in-game item hay pass card thì người ta mua vì khả năng sử dụng chứ mấy khi về nhan sắc của tấm art. Dưới đây sẽ chỉ đề cập tới Utilities của những bộ PFP thôi.

Với dòng PFP nếu không khéo léo trong việc truyền thông, dự án sẽ dễ bị cộng đồng hiểu nhầm từ “giá trị nghệ thuật” sang “giá trị tiện ích”. Nếu cứ chăm chăm vào viral khi sở hữu NFT bạn sẽ được lợi này, lợi ích kia cộng đồng sẽ tưởng rằng đó là NFT tiện ích của dự án. Từ đó giảm tính nghệ thuật cũng như sức nặng về tinh thần của bộ sưu tập. Cũng còn tuỳ vào mục đích phát hành NFT của dự án nữa, nhưng nếu mang nặng tính tiện ích thì nên xếp vào một danh mục khác thay vì PFP.

Đối với một bộ blue-chip PFP, tiện ích lớn nhất là được tham gia vào giới tinh hoa của cộng đồng đó, NFT là tấm vé đưa bạn vào thế giới này, ví dụ The Garden của Azuki.

Các tiện ích khác có thể kể đến là:

  • Tham gia vào các nhóm riêng và nhận các đặc quyền như tin tức “alpha”, whitelist các dự án khác.
  • Được airdrop hoặc suất mint sớm của các bộ sưu tập con do dự án phát hành, airdrop token.
  • Quyền truy cập vào các công cụ đặc biệt của dự án.
  • Trở thành NFT tiện ích trong các dự án sau này.
  • Chia sẻ doanh thu.
  • Mới đây nữa là lending, cho phép bạn cầm cố NFT của mình để lấy token đi làm việc khác.
  • Các tiện ích kết nối với đời thực: tham gia event, airdrop merchandise.
  • Và cuối cùng là thể hiện cá tính trên các mạng xã hội web3.

Ngoài ra có thể còn nhiều tiện ích nữa, nhưng chúng ta phải luôn nhớ rằng:

Người dùng đến vì điều gì thì sẽ ra đi vì điều đó. 

Nếu bạn thuyết phục nhà sưu tầm đến với bạn vì utilities thì họ sẽ ra đi khi gặp một dự án có utilities tốt hơn. Nếu nhà sưu tầm đến vì spirit thì họ sẽ ở lại khi tinh thần ấy vẫn được duy trì. Mà utilities thì dễ copy hơn là spirit.

Đánh giá sức mạnh tiện ích cho bạn một góc nhìn về năng lực và nguồn lực của đội ngũ.

Lộ trình (Roadmap)

Kiểm tra roadmap để xem dự án có thực sự đang phát triển hay không.

Tài nguyên

Website, whitepaper rõ ràng minh bạch là tín hiệu tốt cho một dự án chất lượng.

Các thông số khác

Trong trường hợp dự án đã được mint thì bạn có thể check thêm các thông tin sau:

FDV = Giá sàn x Tổng cung, xem định giá hiện tại của bộ sưu tập đến đâu, cao hay thấp so với đối thủ.

Hành động giá: Xem đường giá có được các Market Maker hỗ trợ bằng những con sóng pump dump không, có vùng đỡ giá không, hay chỉ giảm luôn một mạch từ giá mint. Nếu dự án không có MM thì khả năng cao mint xả một lần rồi đi mãi mãi.

Blue chip holder: càng có nhiều bluechip holder thể hiện bộ sưu tập được quan tâm.

Tại các marketplace hãy check xem đang có tường bid hay không, tường bid càng sát giá sàn và càng dày thể hiện dự án đang được tích cực đỡ giá.

Một số yếu tố khác để đánh giá nguồn lực dự án

Một số yếu tố khác giúp bạn đánh giá nguồn lực của dự án, gồm:

  • Dự án có VC đầu tư không: Các VC sẽ giúp dự án đi nhanh hơn, nhưng cũng làm giảm bớt độ đẹp trong vị thế mua của bạn.
  • Các tư liệu truyền thông của dự án: Một video trailer dạng 3D có giá dao động từ vài chục nghìn đô đến cả trăm nghìn đô, nếu dự án đầu tư những materials chất lượng cao như vậy bạn cũng có góc nhìn về nguồn lực dự án.
  • Các KOL chia sẻ thông tin dự án: Như đã phân tích trong phần Cộng đồng, bạn cũng có thể nhìn vào số lượng và chất lượng KOL đang truyền thông cho dự án để đánh giá nguồn lực của dự án.
  • Phần thưởng của các chiến dịch truyền thông: Bằng whitelist, NFT hay tiền mặt, số lượng bao nhiêu?
  • Chất lượng, số lượng art, traits.
  • Website, tài liệu dự án được xây dựng như thế nào? Thiết kế website mới hay chỉ sử dụng những mẫu website có sẵn.

Và cuối cùng, mình vẫn phải nhắc lại về sự linh hoạt. Hãy áp dụng linh hoạt cho từng danh mục NFT, đừng bắt một dự án dumb style có những tiêu chuẩn như những dự án sinh ra để trở thành blue-chip.

Chiến lược giao dịch

OG/Whitelist hunt

Nếu đã tìm thấy “hidden gem”, đừng do dự ủng hộ cho dự án từ những ngày đầu. Bạn có thể tham gia event, làm meme, viết bài review,… dự án luôn quan sát những người ủng hộ, rất có thể bạn sẽ dành được whitelist để tối ưu hoá vị thế của mình so với phần còn lại.

Nếu lựa chọn đúng thì công sức các bạn bỏ ra không hề lãng phí tí nào, những bộ blue-chip có thể tăng hàng chục, hàng trăm lần so với chi phí mint.

Floor flip

Tức không quan tâm đến art, cứ nft nào giá thấp nhất thì mua, đợi pump rồi flip. Chiến lược này thì thanh khoản dồi dào, không lo bị tồn kho.

Kinh nghiệm cá nhân của mình: Hãy xem xét sự tương quan giữa Floor, Volume và Holder, tường buy/sell.

Tương tự như crypto, volume pump, giá đi ngang, tường sell dày, số lượng holder tăng thể hiện cho việc các cá voi đang xả hàng. Còn ngược lại, giá sàn đi ngang, volume bị siết nhỏ, số lượng holder giảm, tường buy dày thể hiện hành động gom.

Rare hunt

Chiến lược này yêu cầu các bạn phải “ăn nằm” với bộ sưu tập để tìm ra đâu là các NFT quý hiếm, hoặc sắp có utilities xịn để mua và flip khi tăng giá. Cách này rủi ro và có phần yêu nghệ thuật hơn, nhưng thanh khoản kém.

Kết luận

Sau khi thực hiện nhiều hoạt động nghiên cứu bên trên, mục đích cuối cùng là giúp bạn rút ra được 4 điều duy nhất:

  • Năng lực – Ability
  • Nguồn lực – Resources
  • Đạo đức – Morality
  • Vị thế – Position

Việc cần làm tiếp theo là dựa trên những kết luận của bản thân mình để đánh giá mức độ rủi ro, lợi nhuận. Bạn sẽ phải lựa chọn nới rộng hay thu hẹp vùng an toàn của mình đối với từng dự án. Và luôn nhớ rằng:

High risk, high return.

Cuối cùng, nguyên nhân mình đặt tên cho phương pháp này là cỏ 4 lá vì còn một yếu tố ẩn cuối cùng giúp bạn thành công nữa, đó chính là ý nghĩa của cỏ 4 lá – Sự may mắn.

Chúc các thành công trên con đường trở thành “Grand Collectors”!

]]>
Tổng quan hệ sinh thái DeFi trên Bitcoin https://coinlist68.com/tong-quan-he-sinh-thai-defi-tren-bitcoin/ Mon, 29 May 2023 12:10:09 +0000 https://coinlist68.com/?p=4191 Các nhà phát triển đang thực sự muốn xây dựng một hệ sinh thái DeFi trên Bitcoin. Chúng ta có quyền mong chờ một tương lai bùng nổ của các narratives trong Bitcoin Ecosystem như: Bitcoin Layer 2, Bitcoin LSD, Bitcoin NFT và Bitcoin DeFi summer.

Dẫn nhập

Như các bạn đã biết điểm khác biệt giữa Bitcoin Blockchain so với Ethereum và các Blockchain thế hệ sau này là Smart Contract.

Trong khi Ethereum hỗ trợ xây dựng các smart contract giúp thực hiện nhiều logic phức tạp khác nhau thì Bitcoin chỉ hỗ trợ thực hiện các giao dịch qua lại đơn giản, việc xây dựng dApp trên Bitcoin là bất khả thi ở thời gian trước đây.

Bản nâng cấp Taproot năm 2021 đã mở ra cánh cổng tiềm năng cho việc xây dựng những mảnh ghép khác trên mạng lưới Bitcoin. Có thể bạn đã nghe tới Ordinals, một trào lưu mới nổi lên từ đầu năm 2021, nó cho phép người dùng tạo và giao dịch NFT trực tiếp trên mạng lưới Bitcoin, hay một số dự án mở rộng mạng lưới như Stacks, RSK. Các nhà phát triển đang thực sự muốn xây dựng một hệ sinh thái trên Bitcoin.

 

DeFi trên Bitcoin là gì và cách hoạt động của nó?

DeFi là gì?

DeFi (Decentralized Finance) là nền tài chính phi tập trung, nó được vận hành bởi các các smart contract trên nền tảng blockchain, những người tham gia chỉ cần tin tưởng và sử dụng smart contract thay vì một bên thứ ba khác như Ngân hàng hay các tổ chức tín dụng trong tài chính truyền thống.

DeFi kế thừa những tính chất cốt lõi của blockchain là:

 

  • Phi tập trung – Decentralized
  • Không cần cấp phép – Permissionless
  • Không cần đặt niềm tin – Trustless
  • Minh bạch – Transparent
  • Tự trông nom tài sản – Self-Custody

Như vậy, có thể thấy nền tảng để phát triển hệ sinh thái DeFi nằm ở việc xây dựng các dApp – hay công cụ tài chính để người dùng tương tác.

Bitcoin DeFi là gì?

DeFi trên Bitcoin là ám chỉ việc phát triển một nền tảng tài chính phi tập trung chạy trực tiếp hoặc gián tiếp trên mạng lưới Bitcoin.

Như đã đề cập trong phần đầu, sau bản cập nhật Taproot các nhà phát triển đã có thể xây dựng smart contract từ đó mở ra cánh cửa cho hệ sinh thái DeFi trên Bitcoin. Tuy nhiên, ngôn ngữ script của mạng lưới Bitcoin chỉ hỗ trợ các logic đơn giản, vì vậy giải pháp tối ưu nhất cho Bitcoin DeFi là xây trên các giải pháp mở rộng của nó.

Hiện tại có 2 hướng triển khai BTC-Fi:

 

  • Thứ nhất là bọc BTC lại thành wrapBTC để sử dụng các dịch vụ DeFi sẵn có tại các chain khác như Ethereum.
  • Thử hai là xây dựng mới hệ sinh thái DeFi trên các giải pháp mở rộng như sidechain hoặc layer 2.

Ở cả hai cách thì người sử dụng đều cần lock một lượng Bitcoin trên chain chính thông qua một contract lock, sau đó một lượng Bitcoin ở chain mới sẽ được mint ra để người dùng tham gia vào hệ sinh thái DeFi trên nó.

Tiềm năng và thách thức với BTC-Fi

Tiềm năng

Kể từ khi ra mắt cho tới thời điểm hiện tại, BTC được sử dụng chủ yếu như kho lưu trữ giá trị xa hơn là phương tiện thanh toán. Sự phát triển của các giải pháp mở rộng kéo theo sự phát triển cho hệ sinh thái DeFi trên Bitcoin. Bitcoin sẽ có nhiều tiện ích hơn là lưu trữ giá trị, những người nắm giữ có thể tham gia vào các hoạt động như lending/borrowing, LP farming, mua NFT,… dễ dàng và ít tốn kém chi phí.

Một hệ sinh thái DeFi phát triển sẽ là tiền đề để mở khóa hàng thanh khoản hàng tỉ đô la Bitcoin đang nằm bất động chỉ với mục đích lưu trữ giá trị.

– Xem thêm: Kyros Kompass #5: Bitcoin và DeFi – “Cú hích” nào cho cả hai?

Thách thức

Tuy nhiên, vẫn còn đó những thách thức cho BTC-Fi:

Đầu tiên phải kể đến khả năng bảo mật. Như đã phân tích trong phần cơ chế hoạt động, hiện tại để đưa BTC tham gia vào hệ sinh thái DeFi người dùng cần lock vào một contract sau đó sử dụng một token mới tại các lớp mở rộng. Mặc dù ở các lớp này có những phương pháp bảo mật cầu kỳ riêng nhưng chắc chắn không thể đủ tính phi tập trung và bảo mật như Bitcoin được, nếu phát sinh vấn đề thì sẽ ảnh hưởng tới khối tài sản của người dùng đã đưa vào. Chưa kể các bridge này thường là miếng mồi ngon mà cách hacker hay nhắm tới.

Thứ hai nằm ở điểm yếu cố hữu của Bitcoin là khả năng mở rộng. TPS của Bitcoin khoảng 7 giao dịch và không gian mỗi block có giới hạn. Vì vậy hệ sinh thái DeFi càng phát triển, càng nhiều dữ liệu được nén xuống mạng lưới sẽ khiến nó trở nên cồng kềnh và tốn nhiều chi phí để vận hành, từ đó có thể đẩy chi phí giao dịch lên cao hơn.

Thứ ba là khả năng tương thích. Ngôn ngữ lập trình của Bitcoin chỉ cung cấp những logic đơn giản và khó có khả năng tương thích với các smart contract phức tạp. Chính vì vậy, cho tới hiện tại ngoài Lightning Network là Layer 2 thanh toán thì giải pháp mở rộng phù hợp nhất cho Bitcoin vẫn là sidechain, các nhà phát triển có thể phát triển nhiều dApp phức tạp trên này.

Hệ sinh thái DeFi trên Bitcoin

Tổng quan hệ sinh thái DeFi trên Bitcoin

Một số dự án nổi bật trong từng danh mục:

Infrastructure

Lightning Network

Lightning Network là giao thức mở rộng mạng lưới Bitcoin theo giải pháp Payment channel (một nhánh thuộc State channel). Nó giúp giảm chi phí và tắc nghẽn mạng lưới vốn chậm chạp của Bitcoin. Lightning Network thường được biết đến với mục đích chính là thanh toán sau khi El Salvador chấp nhận Bitcoin là tiền tệ hợp pháp.

Cơ chế của Lightning Network là cho phép 2 bên đồng thuận để mở kênh thanh toán 2 chiều và thực hiện nhiều giao dịch khác nhau off-chain. Sau khi kết thúc số dư cuối cùng sẽ được cập nhật xuống hệ thống mạng lưới on-chain. Việc này giúp tăng tốc độ và giảm tải rất nhiều cho mạng lưới Bitcoin.

Stacks (STX)

Stacks là một blockchain mã nguồn mở liên kết chặt chẽ với mạng lưới Bitcoin với mục tiêu khai phá hết tiềm năng của Bitcoin.

Stacks sử dụng ngôn ngữ lập trình có tên Clarity, nó được mô tả là cho phép các nhà lập trình dự đoán được chương trình sẽ làm gì, tiêu thụ bao nhiêu dữ liệu và chi phí cho ứng dụng. Ngôn ngữ lập trình Smart Contract này cũng được sử dụng bởi blockchain Algorand. Clarity cho phép các nhà phát triển xây dựng không giới hạn các dApp trên Stacks theo trí tưởng tượng của mình.

Tiếp theo, tại sao nói Stacks có liên kết chặt chẽ với mạng lưới Bitcoin? Đó là nhờ vào cơ chế đồng thuật đặc biệt có tên Proof of Transfer (PoX). Có 2 đối tượng tham gia vào PoX là Miner và Stacker:

 

  • Miner: Chuyển BTC của mình tới Stacker để có cơ hội nhận được phần thưởng từ việc mint block mới và phí giao dịch. Miner được lựa chọn dựa trên số lượng BTC mà họ gửi đi thông qua thuật toán có tên “weighted random function”.
  • Stacker: Khóa token STX của mình trong một hoặc nhiều chu kỳ. Dựa vào số lượng token mà Stacker đã khóa, họ có thể được lựa chọn để nhận BTC từ Miner.

Quá trình tạo block mới trên Stacks blockchain được đồng bộ với Bitcoin blockchain, tức là mỗi khi Bitcoin tạo ra một block thì Stacks cũng tạo ra một block. Trong khi mỗi block trên Bitcoin chỉ thực hiện được một số ít lượng giao dịch thì với sức mạnh riêng của mình, cùng trong khoảng thời gian đó, Stacks có thể thực hiện hàng nghìn giao dịch và gom hết chúng vào một block.

Nhưng sự liên kết chặt chẽ không phải nằm ở đó, mà là ở việc, tất cả các giao dịch mà Stacks blockchain thực hiện được hash và truyền vào, lưu trữ trong block của Bitcoin. Từ đó, các dữ liệu giao dịch được kế thừa tính bất biến của mạng lưới Bitcoin, có thể rollback lại bất cứ khi nào.

Nếu nhìn về bản chất, Stacks hoạt động như một sidechain của Bitcoin hơn là Layer 2 như các thông tin được truyền thông. Hiện tại Stacks đang là giải pháp mở rộng cho Bitcoin có hệ sinh thái phát triển nhất với khoảng 100 dApp xây dựng trên nó.

Rootstock (RBTC)

Rootstock Smart Bitcoin (RBTC) hay RSK là một blockchain được phát triển giúp Bitcoin tăng khả năng mở rộng, nó cho phép nhà phát triển xây dựng các dApp bằng cách sử dụng ngôn ngữ lập trình Solidity. Rootstock chạy song song và ghi các giao gói giao dịch lên mạng lưới Bitcoin tương tự như Stacks.

Có 3 thành phần chính trong Rootstock:

 

  • Merged Mining: Blockchain RSK sử dụng thuật toán đồng thuận Proof-of-Work (PoW) giống như Bitcoin, tuy nhiên, các thợ đào có thể tạo các block nhanh hơn nhiều so với layer của Bitcoin, sau đó các giao dịch này được gửi tới mạng lưới Bitcoin.
  • Powpeg: Powpeg là cầu nối hai chiều để chuyển đổi Bitcoin đến Rootstock và ngược lại. Giao thức Powpeg được thực hiện bằng token RBTC.
  • RSK Virtual Machine (RVM): Đây là một thành phần có khả năng tương tác với các Smart Contract trên Ethereum. RVM được xây dựng dựa trên Máy ảo Ethereum, cho phép thực thi các Smart Contract của Ethereum trên RSK. Các nhà phát triển có thể sử dụng cùng mã nguồn, công cụ và thư viện khi xây dựng ứng dụng RSK.

Mintlayer (ML)

Mintlayer (ML) là một giải pháp mở rộng của mạng lưới Bitcoin. Đễ dễ hình dung về Mintlayer, bạn có thể hiểu Mintlayer là Layer 2 của Bitcoin, nhưng không kết nối với Bitcoin. Mintlayer xây dựng mạng lưới blockchain của mình trên cơ chế Proof of Stake và sử dụng hàm băm (Hashing) của Bitcoin làm tham số cho chu kỳ chọn các Validator một cách ngẫu nhiên. Cấu trúc đồng thuận này gọi là Dynamic Slot Allotments (DSA).

Blockchain Mintlayer được gắn với Bitcoin: mọi block Mintlayer đều có tham chiếu đến một block của Bitcoin. Trong mỗi vòng Mintlayer, kéo dài 1008 block Bitcoin, những người tham gia được chọn trong số các nhà staker để cộng tác tạo ra các block của chain.

Ordinals

Ordinals là giao thức cho phép tạo ra các NFT trên mạng lưới Bitcoin bởi Casey Rodarmor. Chỉ mới xuất hiện từ đầu năm 2023 nhưng Ordinals đã tạo ra làn sóng Bitcoin NFT mạnh mẽ với số lượng NFT được mint ra đã đạt tới con số hơn 500.000 chỉ trong vài tháng.

Ordinals cho phép “khắc” các thông tin NFT lên từng sats của Bitcoin, từ đó tạo ra những NFT full on-chain mà nhà sáng lập giao thức Ordinals gọi với cái tên cao cấp hơn NFT là “Digital Artifact”.

Sự khác biệt giữa Digital Artifact và NFT

Làn sóng Ordinals đã dành được nhiều sự ủng hộ từ các tên tuổi lớn trong lĩnh vực NFT như Yuga Labs, DeGods.

 

DeFi

Threshold (T)

Threshold (T) ra đời với mục đích trở thành mạng lưới mã hóa cho các ứng dụng blockchain bằng cách đặt các thông tin và tài sản của người dùng ở chế độ riêng tư. Đây là sản phẩm của việc hợp nhất giữa hai giao thức phi tập trung, NuCypher (NU) và Keep Network (KEEP) vào năm 2022.

Sản phẩm chính của Threshold là BTC được bao bọc lại trên mạng lưới Ethereum – tBTC. Threshold cũng đang phát triển một stablecoin (thUSD) được thế chấp bởi tBTC.

Ren Protocol (REN)

Ren Protocol (REN) tên cũ là Republic Protocol, được phát triển từ 2017 ban đầu tập trung vào mảng shadow OTC. Sau đó rebrand thành tên như hiện tại và tập trung vào mảng hạ tầng xuyên chuỗi.

Ren được vận hành thông qua RenVM, là một hệ thống các máy ảo phi tập trung gọi là Darknode. RenVM sử dụng các công nghệ chính sau:

 

  • Shamir’s Secret Sharing: Nền tảng giúp RenVM không công khai dữ liệu. Những dữ liệu bí mật này sẽ được chia thành nhiều phần do những người tham gia chia nhau nắm giữ.
  • Secure multi-party computation (sMPC): một thuật toán sMPC cho phép các nhà phát triển chạy các tập lệnh mà không tiết lộ nguồn đầu vào hoặc đầu ra.
  • Byzantine Fault Tolerance (BFT): Mạng lưới phát triển mạnh ngay cả khi một số nodes không khả dụng hoặc có hoạt động độc hại. Tập lệnh tiếp tục chạy và vẫn ẩn danh.
  • Hyperdrive: RenVM sử dụng phiên bản sửa đổi của thuật toán đồng thuận Tendermint được thiết kế đặc biệt cho sharding và sMPC, giúp hoàn thành các giao dịch với tốc độ siêu nhanh.

RenVM ngoài việc cho phép người dùng trao đổi token trong “kín đáo” còn kích hoạt khả năng tương tác xuyên chuỗi. Bằng việc khoá các token ở một chain, người dùng có thể mint ra các token với khối lượng tương ứng 1:1 ở chain khác. Hiện tại, REN đã hỗ trợ Bitcoin, Bitcoin Cash, Zcash, Doge, Ethereum, BNB Chain và Avalanche.

Badger DAO (BADGER)

Dự án Badger DAO (BADGER) là một giao thức DeFi do cộng đồng quản trị nhằm xây dựng hạ tầng cần thiết và tạo ra các sản phẩm để mang Bitcoin đến với hệ sinh thái DeFi.

Badger DAO có hai thành phần chính trong hệ sinh thái là Sett và Digg:

Sett

SETT hoạt động như các dự án yield farming cho phép người dùng khoá tài sản lại và kiếm lợi nhuận. Cơ chế của Sett tương tự như Yearn.Finance. Nhưng nó khác ở chỗ là bạn chỉ có thể farm bằng WBTC, renBTC hoặc sBTC và BADGER.

Digg

DIGG là một token có giá trị neo giá trên BTC. Hàng ngày, nguồn cung tự động điều chỉnh dựa trên giá trị USD của DIGG so với BTC. Nếu giá của Digg cao hơn BTC, số dư ví của bạn sẽ tăng lên; nếu nó thấp hơn số dư của bạn giảm.

Sovryn (SOV)

Sovryn (SOV) là một nền tảng DeFi dành riêng cho Bitcoin được xây dựng trên Rootstock Bitcoin-sidechain. Sovryn cung cấp cho người dùng bộ công cụ non-custodial và permissionless bao gồm:

 

  • Giao dịch spot
  • Giao dịch phái sinh với đòn bẩy tối đa X5
  • Vay và cho vay
  • Cung cấp thanh khoản
  • Staking
  • Launchpad

Do được triển khai trên Rootstock sidechain nên Sovryn được kế thừa tính bảo mật vốn có của mạng lưới Bitcoin mà vẫn giữ được những ưu điểm của giải pháp Layer 2 như tiết kiệm chi phí và tốc độ giao dịch.

Giao diện giao dịch của Sovryn

Alex (ALEX)

Alex là một trong những dự án DeFi đầu tiên xây dựng trên Stacks – Bitcoin sidechain. Tương tự như Sovryn, Alex cung cấp cho người dùng bộ công cụ DeFi bao gồm:

 

  • Swap
  • Vay và cho vay
  • Cung cấp thanh khoản
  • Launchpad
  • Stacking
  • Ngoài ra dự án đang phát triển tính năng Orderbook (tương tự CEX), hiện đã có phiên bản testnet.

Theo dữ liệu của Defillama, Alex đang dẫn đầu về TVL trên mạng lưới Stacks với khoảng 25 triệu USD giá trị bị khoá.

Alex được vận hành bởi ALEX Lab Foundation, là một tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ quản trị và phát triển giao thức ALEX DeFi.

Alex Platform

NFT

Bản nâng cấp Taproot của Bitcoin không chỉ mở ra cánh cửa cho Bitcoin DeFi mà còn là cả hệ sinh thái NFT trên Bitcoin nữa. Mọi thứ bắt đầu từ block 4MB lịch sử với thông điệp “make Bitcoin magical again”, phong trào đã nổ ra mạnh mẽ kéo theo sự phát triển của hệ sinh thái NFT trên Bitcoin.

Hệ sinh thái NFT trên Bitcoin

Ordinals Market

Là một trong những marketplace đầu tiên của hệ sinh thái Ordinals, cho phép người dùng dễ dàng giao dịch các Bitcoin NFT của mình.

Bitcoin NFT theo Marketplace. Nguồn: Dune

Ordinals Market sử dụng công nghệ do Emblem Vault phát triển để giúp quá trình giao dịch diễn ra nhanh chóng thông qua mạng lưới Ethereum. Các nhà phát triển giải thích rằng, mặc dù có thể thực hiện giao dịch trực tiếp trên mạng lưới Bitcoin, nhưng điều đó sẽ làm giảm trải nghiệm người dùng bởi tốc độ và gas fee, vì vậy họ đã sử dụng giải pháp của Emblem Vault để tối ưu hoá trải nghiệm.

Tìm hiểu thêm về cơ chế hoạt động của Ordinals Market tại đây: https://docs.ordinals.market/

Gamma

Gamma là Bitcoin NFT marketplace hỗ trợ cả mạng chính Bitcoin và sidechain Stacks. Hiện tại, Gamma đang chiếm 95% thị phần giao dịch Bitcoin NFT trên mạng lưới Stacks. Gamma cho phép tạo bộ sưu tập Bitcoin NFT một cách đơn giản với “no-code Ordinals Launchpad”. Ngoài ra nó cũng giúp người dùng dễ dàng mua, bán, lưu trữ Bitcoin NFT.

Hiện tại hoạt động phổ biến nhất trong hệ sinh thái Bitcoin NFT vẫn là tạo, mua, bán. Các mảnh ghép Bitcoin NFTfi cũng đã bắt đầu xuất hiện cho phép người dùng stacking, lending/borrowing với NFT của mình như: Ordinals Finance, Liquidium, nhưng đều còn quá mới, chúng ta cần chờ thêm để những dự án như vậy có thêm thời gian phát triển

Kết luận

Bitcoin DeFi là một mảng không phải mới nhưng tiềm năng của nó đang được khai thác rất ít. Cùng với sự phát triển của các giải pháp mở rộng mạng lưới Bitcoin sẽ kèo theo sự phát triển không chỉ hệ sinh thái DeFi mà cả NFT trên nó.

Chúng ta có quyền mong chờ một tương lai bùng nổ của của các narratives trong Bitcoin Ecosystem như: Bitcoin Layer 2, Bitcoin LSD, Bitcoin NFT và Bitcoin DeFi summer.

]]>
Chuẩn bị hành trang đón sóng Concentrated Liquidity (Phần 1) https://coinlist68.com/chuan-bi-hanh-trang-don-song-concentrated-liquidity-phan-1/ Mon, 29 May 2023 12:08:23 +0000 https://coinlist68.com/?p=4188 Concentrated Liquidity là mô hình cung cấp thanh khoản được Uniswap triển khai trên phiên bản v3 của giao thức này. Nó hứa hẹn làm tăng hiệu quả sử dụng vốn lên gấp nhiều lần so với mô hình cũ.

Chuẩn bị hành trang đón sóng Concentrated Liquidity (Phần 1)

Để tìm hiểu chi tiết về mô hình này đặc biệt là với những người mới, bài viết dưới đây sẽ dẫn dắt các bạn đi từ những khái niệm sơ khai nhất. Và trong xuyên suốt bài viết tác giả sẽ sử dụng các ví dụ minh hoạ thông qua thị trường trứng gà.

 

Phần 1: Các kiến thức nền tảng

Order Book

Đầu tiên, chúng ta có một trang trại chăn nuôi thuộc sở hữu của Musk, gà trong trang trại cho rất nhiều trứng và Musk muốn bán đi lấy tiền, Musk đóng vai trò là người bán. Bạn không nuôi được gà, nhưng muốn ăn trứng, bạn đóng vai trò là người mua.

Cần đủ 2 yếu tố để giao dịch được thực hiện:

 

  • Một là Musk và bạn gặp được nhau;
  • Hai là giá mà Musk muốn bán bằng với giá bạn đồng ý mua.

Được rồi, bây giờ một người thứ 3 tên CZ xuất hiện và anh ta có một cuốn sổ. Anh ta gặp bạn và ghi nhu cầu mua trứng của bạn vào sổ, ví dụ 2 quả trứng gà với giá 2.000đ/quả. CZ cũng gặp chủ trang trại Musk và ghi thông tin bán trứng vào sổ, ví dụ 100 quả với giá 2.000đ/quả. CZ cũng gặp chủ trang trại A, B, C và người có nhu cầu mua X, Y, Z khác và ghi hết vào sổ.

Sau khi xem xét sổ, CZ thấy Bạn và Musk có thể trao đổi với nhau và tiến hành thực hiện lệnh mua bán cho Bạn và Musk. Còn những người khác do muốn bán giá quá cao hoặc muốn mua quá rẻ nên vẫn ở chế độ chờ.

Như vậy, CZ giúp hai bên thực hiện hoạt động mua bán trao đổi, bù lại anh ta sẽ thu một khoản phí cho công sức của mình. Đây chính là mô hình Orderbook mà các sàn CEX sử dụng hiện tại.

Với mô hình Orderbook bạn sẽ biết được chính xác giá mà bạn sẽ mua hoặc bán, nhưng đổi lại bạn sẽ cần chờ đợi cho đến khi có người đồng ý mua/bán với mức giá đã đặt.

Orderbook của Binance cho cặp BTC/USDT

Mô hình này hoạt động hiệu quả với những thị trường có tính thanh khoản cao, tức luôn có người đồng ý mua/bán ở nhiều mức giá, bạn có thể ngay lập tức mua hoặc bán ở bất kỳ thời điểm và mức giá nào. Tại các sàn giao dịch tập trung, bạn có thể thực hiện thêm nhiều loại hình lệnh nâng cao như TP/SL hoặc lệnh điều kiện khác.

Tuy nhiên, đối với những thị trường thanh khoản thấp mô hình này hoạt động kém hiệu quả, người dùng có thể phải chờ đợi ngày qua ngày để lệnh của mình được khớp. Thêm vào đó, bản chất của Orderbook là bạn đang giao dịch những con số tượng trưng cho mặt hàng chứ không phải giao dịch hàng hóa thực sự bạn sở hữu.

Ví dụ, khi bạn thực hiện cặp giao dịch BTC/USDT trên sàn giao dịch Binance, thì thực sự bạn đang giao dịch các con số đại diện cho số BTC và USDT bạn sở hữu, còn BTC, USDT thực tế của bạn đang nhờ Binance trông coi hộ.

Quay lại với những giá trị cốt lõi của Blockchain:

 

  • Phi tập trung – Decentralized
  • Không cần cấp phép – Permissionless
  • Không cần đặt niềm tin – Trustless
  • Minh bạch – Transparent
  • Tự trông nom tài sản – Self-Custody

Xuất phát từ toàn bộ những điều trên, mô hình AMM đã ra đời đặt nền móng cho hệ sinh thái DeFi. AMM tạo nên thị trường đạt đầy đủ tiêu chuẩn mà Blockchain hướng tới.

AMM

AMM (Automated Market Maker) là công cụ tạo lập thị trường tự động, ở đó giá và các lệnh mua bán được thực hiện theo logic thiết lập sẵn thông qua một smart contract. Cơ sở cốt lõi hình thành nên AMM nằm ở Liquidity Pool – bể thanh khoản.

Mô hình hoạt động của AMM. Nguồn: Uniswap

Mô hình x * y = k

Chúng ta sẽ tìm hiểu về cách hoạt động của Liquidity Pool thông qua ví dụ tiếp tục với thị trường trứng gà.

Quay trở lại thị trường trứng gà, sau nhiều phàn nàn về lòng tin và sự minh bạch của hệ thống sổ sách bởi CZ, một chàng trai tên là Adams đã đứng lên và bảo rằng:

“Tôi có phương pháp khác giúp mọi người mua bán tự động và minh bạch.”

Adams đưa cho chủ trang trại Musk một cái giỏ, bảo với anh ta hãy tự tạo ra thị trường trứng gà bằng cách bỏ cả trứng và tiền vào giỏ với tỷ lệ tương ứng.

Musk định giá ban đầu là 2.000đ/quả trứng và muốn khởi tạo thị trường với 100 quả trứng. Vì vậy, anh ta cần bỏ vào giỏ 100 quả trứng, tương ứng với đó là 200.000đ.

Chiếc giỏ này hoạt động tự động theo công thức mà Adams đã thiết lập trước:

x * y = k

Trong đó:

 

  • x: số lượng trứng gà
  • y: số lượng tiền
  • k: hằng số không đổi là tích của x và y

Thay số vào ví dụ trên:

x*y = k ⇔ 100 * 200.000 = 20.000.000

Bạn lại muốn ăn trứng gà, bạn đến bên chiếc giỏ của Adams và muốn mua một quả trứng. Chiếc giỏ sẽ tính toán số tiền bạn cần trả dựa theo công thức x*y=k như sau:

Giả sử không có phí giao dịch.

– Hằng số k là không đổi

– Số x’ (trứng gà) mới sau khi bị lấy đi 1 quả là 99

=> Số lượng tiền y’ mới cần có trong giỏ để k bảo toàn bằng 20.000.000 là: y’ = k/x’ ⇔ y’ = 20.000.000/99 = 202.020,20đ

=> Số tiền cần trả = y’-y = 202.020,2 – 200.000 = 2.020,2đ

Như vậy bạn cần đưa 2.020,2đ vào giỏ để lấy ra 1 quả trứng gà. Các giá trị mới trong giỏ trứng gà là:

 

  • x = 99 quả
  • y = 202020,2đ
  • k = 20.000.000 (không đổi)
  • Giá tham chiếu lúc này đã tăng từ 2.000đ/quả thành 2.020,2đ/quả

Có thể thấy bạn phải trả 2.020,2đ thay vì định giá ban đầu 2.000đ/quả, khoản 20,2đ này gọi là trượt giá, bạn mua hoặc bán số lượng càng lớn so với hằng số k thì trượt giá sẽ càng lớn.

Hằng số k thể hiện tính thanh khoản của cặp giao dịch x/y, hay ở trong ví dụ trên là trứng gà/vnđ.

Bạn có thể làm ví dụ ngược lại cho trường hợp người nào đó muốn bán trứng gà vào giỏ để lấy tiền ra để hiểu cách hoạt động của pool thanh khoản.

Do hằng số k không đổi nên hai hệ số x và y sẽ chạy từ tiệm cận 0 đến ∞. Quan sát hình bên dưới, hai trục x và y đại diện cho số lượng hàng hoá X và Y, đường cong màu đỏ thể hiện cho sự di chuyển của giá cả, hay tỉ lệ quy đổi của hai loại hàng hoá X và Y theo công thức x*y=k.

Đường cong bên trong được lấy ví dụ cho k=100 và bên ngoài là k=500. Có thể thấy số lượng hàng hoá trong Pool càng lớn, tức hằng số k=x*y càng lớn thì đường cong càng dịch chuyển ra phía ngoài, thể hiện cho tính thanh khoản càng lớn.

Đường cong được tạo ra bởi mô hình x*y=k thể hiện sự dịch chuyển của giá cả

x*y=k là mô hình kinh điển được các AMM của đa số DEX sử dụng (Uniswap, PancakeSwap, SushiSwap,…)

Mô hình x + y = k

Ngoài ra, các bạn cũng cần biết mô hình x+y=k thường được sử dụng trong các cặp giao dịch stablecoin. Công thức này sẽ giúp giảm thiểu độ trượt giá mà người tham gia phải gánh chịu.

Mô hình x+y=k

Lúc này, giá cả thay vì di chuyển trên một đường cong như x*y thì giá sẽ di chuyển trên một đường thẳng như hình trên và có hai điểm giao cắt với trục x và y tại mốc có giá trị = k, tức bằng x+y.

Nếu như với x*y=k không bao giờ xảy ra giao cắt với hai trục x,y, có nghĩa là bạn cần bỏ ra ngày một nhiều số lượng tài sản X để đổi được tài sản Y theo cấp số nhân và bạn sẽ không bao giờ có thể rút hết X hoặc Y ra khỏi Pool thì mô hình x+y=k lại khác.

Điểm giao cắt thể hiện cho việc số lượng một loại tài sản có thể về 0, đổi lại lợi ích của mô hình này là giảm thiểu sự trượt giá cho những người tham gia giao dịch.

Nguyên lý cung cấp thanh khoản cho pool

Bên trên là cách một Liquidity Pool theo mô hình x*y=k hoạt động.

Như đã phân tích, khi bạn giao dịch với khối lượng càng lớn so với k, bạn càng chịu nhiều sự ảnh hưởng của trượt giá, vậy nên cách tốt nhất để giảm thiểu điều này là tăng hằng số k lên bằng cách tăng thêm số lượng cho cặp tài sản x, y trong Pool, hay nói cách khác là tăng thanh khoản cho Pool.

Để làm điều này, những nhà tạo lập thị trường sẽ cho phép các nhà đầu thêm vào Pool một số lượng tài sản x và y theo tỉ lệ 1:1 để tăng tính thanh khoản cho Pool. Đổi lại những nhà cung cấp thanh khoản sẽ được chia sẻ một phần phí giao dịch thu được từ người tham gia mua/bán, ngoài ra còn nhiều incentives khác mình sẽ phân tích ở phần sau. Hoạt động này được gọi là Liquidity Farming hay Liquidity Mining.

Vì sao phải bổ sung tài sản theo tỉ lệ 1:1?

Vì nếu bạn thêm theo tỉ lệ khác sẽ làm thay đổi tỉ lệ của cặp x:y trong Pool, từ đó làm giá dịch chuyển.

Bạn cũng cần biết rằng không phải pool tài sản nào cũng cho phép cộng đồng đóng góp. Có những pool chỉ giới hạn cho một nhóm nhà đầu tư được cấp quyền đóng góp gọi là Private Pool, hoặc có những Pool chỉ chủ dự án mới được quyền thêm thanh khoản.

Quay lại với ví dụ thị trường trứng gà, giả sử trong Pool vẫn đang có 100 trứng và 200.000đ, giá tham chiếu là 2.000đ/quả.

Bạn được Musk airdrop cho 20 quả trứng gà trong chuyến tham quan trang trại gần đây. Và bạn quyết định cho số trứng này vào giỏ Adams để kinh doanh chung.

Để giá không biến động thì bạn cần thêm 20 quả trứng cùng số tiền tương ứng tại mức giá 2.000đ/quả => Số tiền cần thêm vào là: 20 * 2.000 = 40.000đ.

Số lượng mới trong giỏ là:

 

  • x: 120 quả trứng
  • y: 240.000đ
  • k: 28.800.000
  • Giá: 2.000đ/quả

Bây giờ, một người khách hàng thực hiện mua 1 quả trứng gà thì ta sẽ tính được giá mà anh ta phải trả như sau:

=> y’ = k/x’ ⇔ y’ = 28.800.000/119 = 242.016,81đ

=> Số tiền cần trả cost = y’-y ⇔ 242.016,81 – 240.000 = 2.016,81đ

Có thể thấy chi phí mua một quả trứng gà đã giảm từ 2.020,2đ xuống còn 2.016,81đ (tiết kiệm 3,39đ).

Thanh khoản càng lớn thì sự trượt giá càng nhỏ. Nguồn: Uniswap

Đến đây, các bạn đã hiểu được tính thanh khoản ảnh hưởng tới sự trượt giá như thế nào.

Vậy nên các dự án luôn có chương trình khuyến khích cung cấp thanh khoản bằng nhiều cách như:

 

  • Chia sẻ doanh thu từ phí giao dịch;
  • Phân phối thêm token của dự án cho những người cung cấp thanh khoản.

Ngoài ra, khi cung cấp thanh khoản cho các cặp giao dịch, các nhà cung cấp thanh khoản – Liquidity Provider (LP) còn nhận về các token LP đại diện cho quyền sở hữu của mình đối với Pool thanh khoản đó. Các token LP này ngoài việc là bằng chứng cổ phần còn có thể tham gia vào nhiều hoạt động khác trong không gian DeFi như quyền biểu quyết, stake, thế chấp,… để tiếp tục gia tăng lợi nhuận. Hoạt động như vậy được gọi là Yield Farming.

 

Và như bạn biết rồi đó, bất cứ hoạt động nào trong thị trường tài chính đều tiềm tàng rủi ro. Phần sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về những rủi ro khi trở thành một Liquidity Provider.

Những rủi ro khi tham gia cung cấp thanh khoản

Impermanent loss (Tổn thất tạm thời)

Cụm từ bạn thường hay được nghe tới nhất là Impermanent loss – tổn thất tạm thời hay còn gọi là tổn thất chưa ghi nhận hoặc tổn thất vô thường. Đây là rủi ro quan trọng bậc nhất bạn cần nắm trước khi bước chân vào con đường cung cấp thanh khoản.

Impermanent loss – tổn thất tạm thời là khoản tổn thất chênh lệch giữa việc bạn mang token đó đi cung cấp thanh khoản so với việc chỉ cần hold nó trong ví.

Khoản tổn thất tạm thời này từ đâu mà ra? Đó là do việc giá đã di chuyển so với thời điểm bạn thêm cặp thanh khoản. Và vì sao lại là tạm thời? Vì bạn chưa tháo thanh khoản và bán token của mình thì khoản lỗ đó vẫn chỉ là trên giấy tờ, chưa thành hiện thực.

Để làm rõ Impermanent loss, chúng ta sẽ trở lại với ví dụ về thị trường trứng gà.

Vẫn là giỏ trứng gà ban đầu với 100 trứng; 200.000đ, giá là 2.000đ/quả, vẫn là bạn thêm cặp trứng:vnđ với giá trị: 20 quả: 40.000đ vào giỏ tại mức giá là 2.000đ.

Bây giờ cùng tính giá trị của toàn bộ cặp thanh khoản mà bạn thêm vào:

 

  • Giá trị trứng thêm vào: 20 trứng * 2.000đ/quả = 40.000đ
  • Số tiền mặt đối ứng: 40.000đ
  • Tổng là: 80.000đ

Với 80.000đ giá trị này bạn sẽ nhận được 16,7% cổ phần của Pool.

Sau khi thêm vào giỏ và trải qua một ngày, nhiều người mua, bán khác nhau, thì số lượng Trứng và Tiền trong giỏ còn lại như sau:

 

  • k: không đổi vẫn bằng 28.800.000
  • Trứng: 80 quả
  • Tiền: 360.000đ
  • Giá đã tăng từ 2.000đ/quả lên thành 4.500đ/quả

Bây giờ, nếu bạn muốn rút số trứng gà và tiền đã đóng góp vào giỏ ban đầu ra và mang đi bán, các giá trị được tính toán như sau:

16,7% cổ phần hiện tại sẽ rút được:

 

  • Trứng: 80 * 16,7% = 13,33 quả
  • Tiền: 360.000 * 16,7% = 60.000đ

Tổng giá trị quy ra vnđ mà bạn thu về khi thanh lý là:

13,33 trứng * giá trứng mới + Tiền vnđ rút từ pool ⇔ 13,33 * 4.500 + 60.000 = 120.000đ

Đặt tình huống nếu bạn không mang trứng góp vào giỏ để kinh doanh mà chỉ giữ ở nhà thì giá trị quy đổi ra vnđ số tài sản của bạn là:

20 quả trứng * giá trứng mới + Tiền vnđ đối ứng cho cặp thanh khoản

⇔ 20 * 4.500 + 40.000 = 130.000đ

Impermanent loss = 130.000 – 120.000 = 10.000đ

Bạn có thể làm tương tự ví dụ trên cho trường hợp giá giảm để hiểu hơn về Impermanent loss.

Khoản tổn thất tạm thời này có thể trở thành tổn thất vĩnh viễn khi mà giá không bao giờ quay trở lại mốc bạn đã thêm thanh khoản.

Công thức mà các LP chuyên nghiệp thường áp dụng để tính toán khi thêm thanh khoản là:

Lợi nhuận = Phí giao dịch được chia sẻ + Incentives – Impermanent loss

Vì vậy, trước khi tham gia cung cấp thanh khoản bạn cần chắc chắn rằng con số lợi nhuận trong công thức trên là dương.

Những rủi ro khác

Ngoài rủi ro về tổn thất tạm thời, còn các rủi ro cố hữu khác đến từ thị trường DeFi như:

Rủi ro smart contract

Khi đưa tiền vào smart contract thì bạn đang giao hoàn toàn tài sản của mình cho smart contract quản lý. Nếu smart contract xảy ra lỗi, bạn có thể mất toàn bộ số tiền đã đưa vào. Vì vậy, chỉ nên cung cấp thanh khoản cho những dự án uy tín và có smart contract đã được các tổ chức lớn audit.

Rủi ro quản lý tài sản

Khi cung cấp thanh khoản, bạn sẽ được nhận lại LP token là bằng chứng cổ phần của bạn đối với Pool thanh khoản. Bạn có thể mang LP token này đi tham gia các hoạt động yield farming để gia tăng lợi nhuận, nhưng cũng sẽ dẫn tới rủi ro bị mất LP token này vì một lý do nào đó như hack hoặc smart contract của một bên thứ ba nữa. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn hiểu mình đang làm gì trước khi tham gia Yield Farming.

Tiếp theo trong phần 2, chúng ta sẽ tìm hiểu về mô hình thanh khoản tập trung – Concentrated Liquidity.

]]>
DeFi Use: Bí kíp làm "nông dân" Yield Farming - Những điều bạn cần biết khi tham gia DeFi Farming nonadult
Chuẩn bị hành trang đón sóng Concentrated Liquidity (Phần 2) https://coinlist68.com/chuan-bi-hanh-trang-don-song-concentrated-liquidity-phan-2/ Mon, 29 May 2023 12:05:34 +0000 https://coinlist68.com/?p=4186 Concentrated Liquidity là mô hình cung cấp thanh khoản được Uniswap triển khai trên phiên bản v3 của giao thức này. Nó hứa hẹn làm tăng hiệu quả sử dụng vốn lên gấp nhiều lần so với mô hình cũ.

Chuẩn bị hành trang đón sóng Concentrated Liquidity (Phần 2)

Xem lại Phần 1: Các kiến thức nền tảng tại đây.

Phần 2: Concentrated Liquidity

Gần đây Uniswap làm nóng thị trường Liquidity Providing bằng mô hình thanh khoản tập trung – Concentrated Liquidity hay còn gọi tắt là CLMM – Concentrated Liquidity Market Making.

Theo định nghĩa thì Thanh khoản tập trung là mô hình cho phép các nhà cung cấp thanh khoản lựa chọn vùng giá cụ thể để kích hoạt cặp thanh khoản của mình.

Nếu như với mô hình truyền thống cặp thanh khoản X:Y mà người dùng thêm sẽ được hoà vào Pool và sử dụng ở bất cứ vùng giá nào từ (0 – ∞). Thì bây giờ, LP có thể xác định vùng giá mà tài sản của mình sẽ được sử dụng.

LP có thể lựa chọn cung cấp thanh khoản trong một vùng giá xác định. Nguồn: Uniswap

Để giải thích cho mô hình CLMM chúng ta sẽ tiếp tục quay lại với ví dụ thị trường trứng gà ban đầu.

Vẫn là giỏ trứng và tiền, nhưng thay vì cho trứng gà và tiền lẫn lộn với nhau vào trong giỏ, lần này Adams đưa cho bạn nhiều túi nhỏ. Bạn sẽ bỏ trứng và tiền vào từng túi nhỏ theo ý muốn, sau đó mới đặt từng chiếc túi nhỏ vào trong giỏ lớn. Trên chiếc túi nhỏ đó có gắn nhãn vùng giá, ví dụ [1.000đ – 3.000đ], báo hiệu cho Adams biết rằng chỉ được sử dụng số trứng và tiền trong túi này khi giá trứng gà nằm trong khoảng 1.000đ – 3.000đ/quả.

Ở chiều ngược lại, bạn cũng sẽ chỉ được nhận về số lượng cổ phần và phí giao dịch tương ứng với vùng giá [1.000đ – 3.000đ]. Nếu giá di chuyển ra ngoài vùng này, tài sản của bạn sẽ không được sử dụng và sẽ không được chia phí của những giao dịch ngoài vùng đó.

Điều này làm bạn cần động não nhiều hơn trong chiến lược phân bổ trứng và tiền vào các túi nhỏ và ghi giá nhãn là bao nhiêu cho mỗi túi.

Có thể bạn sẽ thích phân bổ vào vùng giá trứng gà thường xuyên dao động là [1.000đ – 3.000đ/quả], nhưng đồng nghĩa với sự cạnh tranh và bị chia sẻ doanh thu với những người khác. Hoặc bạn cũng có thể chọn ghi nhãn giá từ [3.000đ – 5.000đ/quả] khi dự đoán sắp tới giá trứng gà sẽ tăng lên, nơi đó có ít người cung cấp thanh khoản, bạn sẽ ít bị chia sẻ phí với người khác hơn.

Việc chỉ cung cấp thanh khoản tập trung tại một vùng giá có ý nghĩa gì?

Đó chính là tính thanh khoản.

Trên thực tế, trong một khung thời gian nhất định giá thường chỉ chạy trong một khoảng nhất định, nên việc phân bổ trải dài từ (0 – ∞) sẽ khiến phần lớn thanh khoản nằm trong tình trạng nhàn rỗi từ đó dẫn tới hiệu suất sử dụng vốn kém.

Vì vậy, CLMM trao cho các LP quyền quyết định thời gian nào phân bổ vốn tại vùng nào để tăng tính hiệu quả cho việc sử dụng vốn. Sau này các dự án có thể tăng incentives cho một vùng nào đó để thu hút thanh khoản cho vùng đó.

Các LP được quyền lựa chọn vùng giá muốn cung cấp thanh khoản. Nguồn: Uniswap

Như bạn đã biết tính thanh khoản ảnh hưởng tới mức độ trượt giá, hay mức độ biến động của giá khi xảy ra giao dịch. Khối lượng giao dịch càng lớn so với hằng số k, độ biến động của giá càng lớn.

Concentrated Liquidity giải quyết vấn đề này bằng cách giảm phân bổ thanh khoản cho các vùng giá rìa biên, tập trung đẩy cao thanh khoản tại các vùng giá thường xuyên giao dịch. Như vậy, hằng số k tại khu vực tập trung thanh khoản sẽ được đẩy lên rất cao, từ đó những lệnh giao dịch đã từng là lớn đối với mô hình cung cấp thanh khoản cũ sẽ trở nên nhỏ hơn khi so với hằng số k. Khi đó, mức độ biến động giá sẽ giảm xuống rất nhiều, và cần rất nhiều lệnh lớn một chiều mới đẩy giá chạy thoát ra khỏi phạm vi thanh khoản tập trung so với mô hình cũ.

Phân bổ thanh khoản trong mô hình truyền thống và Concentrated Liquidity

Dĩ nhiên, sự tập trung vào vùng nào là do các LP quyết định theo chiến lược của họ.

Ví dụ, đối với cặp USDC/USDT, nếu các LP đồng sức đồng lòng cung cấp thanh khoản tập trung tại vùng [1,3 – 1,5] thay vì [0,9 – 1,1] thì nhiều khả năng giá USDC sẽ nhanh chóng chạy ra khỏi vùng 1 USDT và ổn định quanh mốc [1,3 – 1,5].

Bạn có thể thấy Concentrated Liquidity biến các LP thành những Market Maker thực thụ.

Trên lý thuyết là như vậy, nhưng trong thực tế, nếu giá USDC/USDT là 1,5 thì các nhà đầu tư lanh lợi sẽ mang USDT ở những nguồn khác về pool [1,3 – 1,5] để swap lấy USDC kiếm lời, từ đó kéo giá của nó về với mốc thực tế đúng theo cung cầu.

Lợi ích và hạn chế của mô hình Concentrated Liquidity

Lợi ích

Mô hình Concentrated Liquidity giúp:

 

  • Tăng tính thanh khoản cho cặp giao dịch;
  • Giảm thiểu mức độ trượt giá cho các Trader;
  • Tăng hiệu quả sử dụng vốn cho LP;
  • Mở ra các chiến lược cung cấp thanh khoản riêng phù hợp với mỗi LP;
  • Thanh khoản lớn là tiền đề để khai thác các sản phẩm DeFi khác như Derivatives một cách hiệu quả hơn.

Hạn chế

Nhưng bên cạnh đó, vẫn tồn tại những hạn chế với mô hình này:

 

  • Đầu tiên, tương tự như mô hình cung cấp thanh khoản truyền thống, Impermanent loss là điều không thể tránh khỏi;
  • Không phù hợp với những dự án có độ biến động giá lớn trong thời gian ngắn;
  • Yêu cầu các LP phải động não và có chiến lược cụ thể hơn.

Một số dự án nổi bật với mô hình Concentrated Liquidity

Concentrated Liquidity là cải tiến đáng chú ý cho thị trường DeFi, dẫn đầu bởi Uniswap v3 và được các DEX lớn tiếp bước như PancakeSwap v3, SushiSwap v3.

Sự phát triển của Concentrated Liquidity cũng sẽ kéo theo sự phát triển của các dự án thuộc mảng quản lý thanh khoản – Liquidity Manager.

Sau đây là một số dự án có TVL cao thuộc mảng này: Arrakis Finance, Gamma Strategies, Bunni, Kamino, DefiEdge, Unipilot (theo dữ liệu từ DefiLlama).

Tổng kết

Hy vọng thông qua câu chuyện nông trại và thị trường trứng gà các bạn đã hiểu được mô hình hoạt động và sự phát triển của các AMM hiện nay. Mỗi giải pháp mới ra đời đều có những ưu nhược điểm riêng, chúng cần thời gian để chứng minh tính hiệu quả và sự phù hợp với thị trường.

]]>